|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 4/4: Quay đầu giảm 400 đồng/kg vào cuối tuần

10:50 | 04/04/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm 200 - 400 đồng/kg xuống 29.500 - 29.800 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Nông và Kon Tum.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm 200 - 400 đồng/kg xuống 29.500 - 29.800 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Nông và Kon Tum theo tintaynguyen.com.

Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM không đổi ở mức 31.300 đồng/kg.

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua

 

VNĐ/kg
LÂM ĐỒNG 
— Lâm Hà  ROBUSTA29.500
— Bảo Lộc  ROBUSTA29.500
— Di Linh  ROBUSTA29.400
ĐẮK LẮK 
— Cư M'gar  ROBUSTA30.000
— Ea H'leo  ROBUSTA29.800
— Buôn Hồ  ROBUSTA29.800
GIA LAI 
— Pleiku  ROBUSTA29.800
— Chư Prông  ROBUSTA29.700
— Ia Grai  ROBUSTA29.700
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa  ROBUSTA29.800
— Đắk R'lấp  ROBUSTA29.700
KON TUM 
— Đắk Hà  ROBUSTA29.800
HỒ CHÍ MINH 
— R131.300

Giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2020 giảm 1,8% xuống 1.187 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 giảm 4% xuống 114,5 UScent/pound. 

Tại một số quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, các nhà nhập khẩu cà phê đang tăng cường dự trữ, chuyển các đơn hàng lên trước một tháng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi lệnh đóng cửa để chống virus corona.

Đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến chính phủ các nước áp đặt lệnh hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.

Chuỗi cung ứng đang trì trệ vì năng suất vận tải hàng không sụt giảm và các công ty gặp khó khăn trong việc tìm đủ tài xế xe tải và đội ngũ vận chuyển.

Trái ngược với sự giảm giá mạnh ở nhiều mặt hàng, giá cà phê cao tăng nhờ nhu cầu mạnh mẽ và kì vọng nguồn cung, vốn đã thắt chặt từ trước khi virus lây lan, sẽ khan hiếm hơn nữa. Theo Reuters, nông dân tại các nước xuất khẩu lớn Brazil và Colombia, trong số các quốc gia khác, đã ghi nhận giá tăng.

"Mọi người đang cố gắng tăng tốc mọi thứ", ông Carlos de Valdenebro, Giám đốc quốc gia của Colombia về nhà xuất khẩu cà phê đặc sản Caravela, chia sẻ.

Mặc dù Colombia đang trong giai đoạn thu hoạch, ông Valdenebro cho biết ông lo ngại về các yêu cầu vận chuyển nhanh hơn vì hầu hết nhà xuất khẩu còn hàng đã tạm thời giảm năng suất hoạt động.

Theo một nhà nhập khẩu cà phê lớn từ Mỹ, các nhà máy rang xay tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tăng tốc độ giao hàng từ các nguồn gốc khác, như Trung Mỹ.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên và miền Nam không đổi, dao động trong khoảng 34.500 - 36.500 đồng/kg. 

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua

 

Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo36.000
GIA LAI 
— Chư Sê34.500
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa36.000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Giá trung bình37.000
BÌNH PHƯỚC 
— Giá trung bình36.500
ĐỒNG NAI 
— Giá trung bình35.500

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong 15 ngày đầu tháng 3 đạt 16,7 nghìn tấn, trị giá 35,21 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 7,5% về trị giá so với 15 ngày cuối tháng 2, nhưng giảm 6% về lượng và giảm 21,1% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 3/2019. 

Lũy kế từ đầu năm 2020 đến hết ngày 15/3, xuất khẩu hạt tiêu đạt 57,1 nghìn tấn, trị giá 128,47 triệu USD, tăng 6,9% về lượng, nhưng giảm 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Ước tính, tháng 3 xuất khẩu hạt tiêu đạt 30 nghìn tấn, trị giá 63 triệu USD, tăng 17,1% về lượng và tăng 10,5% về trị giá so với tháng 02, nhưng giảm 14,8% về lượng và giảm 29,5% về trị giá so với tháng 3/2019. 

Tính chung 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 70 nghìn tấn, trị giá 156 triệu USD, giảm 0,9% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cập nhật giá cao su

Trên  Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 4/2020 lúc 10h45 ngày 4/4 (giờ địa phương) tăng 0,3% lên 136 yen/kg.

 Chỉ mới năm ngoái thị trường còn liên tục lo ngại về sự dư thừa nguồn cung của ngành găng tay cao su. Tuy nhiên, gió đã đổi chiều khi chỉ sau một vài tháng đầu năm 2020, găng tay cao su đã trở nên xa xỉ trên thị trường vì dịch bệnh.

Dịch do virus corona (COVID-19), nay được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, đã làm chao đảo cả thế giới, đồng thời dấy lên lo ngại ngành công nghiệp sản xuất găng tay cao su không thể đáp ứng được lượng cầu.

Trong tuần kết thúc vào ngày 15/3, Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (Margma) đã yêu cầu chính phủ cho phép ngành này hoạt động với 100% công suất, theo The Star.

Chủ tịch hiệp hội, ông Denis Low cho biết ngành này khẩn khoản cầu xin chính phủ cân nhắc tính nghiêm trọng và cấp bách của tình hình để cho phép các nhà sản xuất hoạt động hết công suất.

Theo ông Low, nguyên nhân chính khiến ngành sản xuất găng tay cao su không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại là lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) gần đây ở Malaysia.

H.Mĩ