Giá cà phê hôm nay 3/4: Tăng mạnh 600 đồng/kg, giá tiêu giảm 500 đồng tại một số tỉnh
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên bất ngờ tăng tăng mạnh 600 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 29.500 - 29.800 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai theo giacaphe.com.
Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM tăng 27 USD/tấn lên 1.314 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi | |||
---|---|---|---|---|---|
FOB (HCM) | 1.314 | Trừ lùi: +80 | |||
Đắk Lăk | 29.800 | +600 | |||
Lâm Đồng | 29.500 | +600 | |||
Gia Lai | 29.700 | +600 | |||
Đắk Nông | 29.800 | +600 | |||
Hồ tiêu | 36.000 | 0 | |||
Tỷ giá USD/VND | 23.470 | 0 | |||
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2020 2,6% lên 1.202 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 tăng 2% lên 118,3 UScent/pound.
Giá cà phê arabica tăng do tiến độ thu hoạch cà phê arabica của Brazil ở hầu hết các khu vực chưa đạt được mức tối đa.
Ngược lại, giá cà phê robusta giảm theo xu hướng chung của thị trường hàng hóa toàn cầu do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19.
Theo dự báo của Ngân hàng Đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm khoảng 10%, mặc dù tiêu thụ tại nhà có thể cao tăng.
Hiện nhiều nhà hàng, quán cà phê và quán bar ở châu Âu và Mỹ đã đóng cửa do dịch COVID-19 lan rộng.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Bra -xin (Cecafé), xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 2/2020 đạt 2,7 triệu bao, đạt kim ngạch 361,4 triệu USD, giảm 24,3% về lượng và giảm 23% về giá trị so với tháng 02/2019.
Lũy kế từ đầu niên vụ 2019/20, xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 14,11 triệu bao, trong đó xuất khẩu cà phê xanh giảm 25,7%, xuống 2,4 triệu bao; cà phê arabica giảm 27,7%, xuống còn 2,2 triệu bao; cà phê chế biến (chủ yếu là hòa tan) giảm 9,6%; cà phê robusta tăng 3,3% so với cùng kỳ niên vụ trước, đạt 219 nghìn bao.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 2/2020 của Uganda đạt 472.994 bao, tăng so với 469.951 bao tháng 1/2020 và tăng mạnh so với 323.182 bao tháng 2/2019.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên và miền Nam giảm 500 đồng/kg ở một số tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, theo tintaynguyen.com.
Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai và Đồng Nai đi ngang. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng 34.500 - 36.500 đồng/kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 36.000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 34.500 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 36.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Giá trung bình | 37.000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Giá trung bình | 36.500 |
ĐỒNG NAI | |
— Giá trung bình | 35.500 |
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Hàn Quốc trong tháng 1/2020 đạt 599,6 tấn, trị giá 1,72 triệu USD, giảm 24% về lượng và giảm 41,1% về trị giá so với tháng 1/2019.
Giá nhập khẩu hạt tiêu của Hàn Quốc trong tháng 1 đạt mức 2,88 USD/ kg, giảm 22,6% so với tháng 01/2019.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 2,90 USD/kg, giảm 17,8%; Brazil đạt 2,13 USD/kg, giảm 14,6%; Malaysia đạt mức 3,44 USD/kg, giảm 2,7%; Sri Lanka đạt mức 4,17 USD/kg.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hàn Quốc từ một số nguồn cung đạt mức cao, như: Ấn Độ đạt 11,86 USD/kg; Thái Lan đạt 16,20 USD/kg; Mỹ đạt mức 51,77 USD/kg.
Tháng 1, Hàn Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ một số nguồn cung như: Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, nhưng tăng nhập khẩu từ các nguồn cung Brazil, Nhật Bản, Malaysia, Ý, Sri Lanka.
Cụ thể như sau: Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc trong tháng 1, đạt 344,4 tấn, trị giá 999 nghìn USD, giảm 48,8% về lượng và giảm 57,9% về trị giá so với tháng 01/2019.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 57,4% trong tháng 1, thấp hơn so với 85,3% trong tháng 01/2019
Cập nhật giá cao su
Trên Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 4/2020 lúc 10h45 ngày 3/4 (giờ địa phương) tăng 0,7% lên 131,6 yen/kg.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia tháng 1 tăng 13,3% so với tháng 12/2019, đạt 66.232 tấn, nhưng vẫn giảm 13% so với tháng 1/2019.
Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 1 đạt 45.827 tấn, giảm 9,3% so với tháng 12/2019 và giảm 8% so với tháng 1/2019.
Malaysia chủ yếu xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 44,3%; Đức chiếm 13,4%; Phần Lan chiếm 5,1%; Mỹ chiếm 4,1% và Ý chiếm 3,3%.
Trong tháng 1, Malaysia nhập khẩu 134.868 tấn cao su tự nhiên, tăng 29% so với tháng 12/2019 và tăng 44,8% so với tháng 01/2019.
Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 1 giảm 22,9% so với tháng 12/2019, xuống còn 42.015 tấn, so với tháng 1/2019 giảm 4,8%.
Trong đó, tiêu thụ cao su tự nhiên của ngành sản xuất găng tay cao su chiếm tới 75,4% tiêu thụ nội địa của nước này, tương đương 31.686 tấn