|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay (30/3): Giảm mạnh tới 700 đồng/kg vào cuối tuần

08:55 | 30/03/2019
Chia sẻ
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.300 - 32.100 đồng/kg, giảm mạnh tới 700 đồng/kg so với hôm 28/3. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.300 - 32.100 đồng/kg, giảm mạnh tới 700 đồng/kg so với hôm 28/3, theo dữ liệu giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.381 USD/tấn giảm 36 USD/tấn.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1,381

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

32,100

-700

Lâm Đồng

31,300

-700

Gia Lai

32,000

-700

Đắk Nông

32,000

-700

Hồ tiêu

45,000

0

Tỷ giá USD/VND

23,150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 29/3, giá cà phê robusta  giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 2,5% xuống còn 1.455 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,4% xuống 93,9 UScent/pound.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Mỹ đang có xu hướng gia tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường như Brazil, Mexico, Canada.., trong khi lại giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, ngành cà phê Việt Nam cần nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu cà phê sang Mỹ, đồng thời tìm ra điểm mạnh cần phát huy và hạn chế để khắc phục thì mới có khả năng giữ thị phần tại thị trường tiềm năng lớn này.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, hiện Mỹ là quốc gia nhập khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau EU, dự báo năm 2019 nước này sẽ nhập khẩu khoảng 26,5 triệu bao, tăng 2,1 triệu bao so với năm 2018.

Cà phê là đồ uống được yêu thích nhất tại Mỹ, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, trong năm 2015, ngành cà phê nước này đã đóng góp 225,2 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, trong đó người tiêu dùng đã dành 74,2 tỷ USD cho cà phê, ngành cũng tạo ra gần 1,7 triệu việc làm và đóng góp tới 28 tỷ USD tiền thuế.

Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ (SCAA), số lượng các nhà bán lẻ cà phê đặc sản đã tăng 10 lần trong 20 năm trong giai đoạn 1993-2013, từ 2.850 lên 29.200, trong đó 45% là các chuỗi bán lẻ và 55% là các cửa hàng độc lập (kinh doanh tại ít hơn 3 địa điểm). Sự phát triển của các cửa hàng cà phê nhỏ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu cầu về cà phê đặc sản.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt giảm 500 đồng ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg, theo tintaynguyen.com.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

45,000

GIA LAI

— Chư Sê

44,000

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

45,000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

46,000

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

45,500

ĐỒNG NAI

— Tiêu

44,000

Theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc năm 2018 đạt 87.684 tấn, trị giá 137,87 triệu USD, tăng trưởng tới 659% về lượng và 271,4% về trị giá so với năm 2017. 

Năm 2018, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc đạt mức 1.572 USD/tấn, giảm tới 51,1% so với năm 2017. Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ nhiều nguồn cung giảm. Cụ thể, giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh 69,7%, xuống còn 1.242 USD/tấn; từ Malaysia giảm 26%, xuống mức 4.593 USD/tấn; từ Indonesia giảm 40,8%, xuống còn 4.014 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Trung Quốc từ Ấn Độ năm 2018 tăng 14,8%, lên mức 1.709 USD/tấn. 

Về cơ cấu nguồn cung: Năm 2018, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc với tốc độ nhập khẩu ghi nhận mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng tới 10.696,9% về lượng và tăng 3.176,2% về trị giá so với năm 2017. Nhờ vậy, thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc tăng từ 4,8% năm 2017, lên 68,1% năm 2018.

Nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Ấn Độ năm 2018 tăng 224,1% về lượng và tăng 272,1% về trị giá so với năm 2017, đạt 22,7 nghìn tấn với trị giá 38,81 triệu USD. 

Trong khi đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Malaysia  năm 2018 chỉ đạt 2,6 nghìn tấn với trị giá 12,34 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và giảm 26% về trị giá, theo đó thị phần hạt tiêu của Malaysia trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc giảm mạnh từ 18,3% năm 2017, xuống còn 3,1% thị phần năm 2018. 

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 16h03 ngày 29/3 (giờ địa phương) tăng 0,8% lên 180 yen/kg.

Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, tháng 1/2019, Nhật Bản nhập khẩu 86,3 nghìn tấn cao su, với kim ngạch 15,53 tỷ Yên (tương đương 139,66 triệu USD), tăng 22,8% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong đó, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc là 3 thị trường cung cấp cao su chính cho Nhật Bản. Trong tháng 01/2019, Nhật Bản tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam, với 1,46 nghìn tấn, trị giá 234,74 triệu Yên (tương đương 2,11 triệu USD), tăng 33,3% về lượng và tăng 9,4 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Cao su Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng nhập khẩu cao su của Nhật Bản trong tháng 01/2019, chiếm 1,7%, tăng so với mức 1,6% của cùng kỳ năm 2018.

Đức Quỳnh