Giá cà phê hôm nay 1/4: Tăng nhẹ 100 đồng/kg ở một số tỉnh, giá tiêu cũng nhích nhẹ
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.500 - 32.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg ở một số khu vực so với hôm 29/3, theo dữ liệu tintaynguyen.com. Cụ thể giá cà phê ở tỉnh Lâm Đồng và Kon Tum ghi nhận mức tăng này lên lần lượt 31.500 đồng/kg và 32.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM đi ngang ở mức 33.500 đồng/kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
LÂM ĐỒNG | |
— Bảo Lộc (Robusta) | 31,500 |
— Di Linh (Robusta) | 31,700 |
— Lâm Hà (Robusta) | 31,500 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 32,400 |
— Ea H'leo (Robusta) | 32,300 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 32,300 |
GIA LAI | |
— Ia Grai (Robusta) | 32,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 32,000 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 32,300 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 33,500 |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 29/3, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 2,5% xuống còn 1.455 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,4% xuống 93,9 UScent/pound.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, 10 ngày giữa tháng 3/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm theo giá cà phê toàn cầu. So với ngày 9/3/2019, giá cà phê Robuta nhân xô giảm từ 1,8 – 2,4%, so với ngày 19/2/2019 giảm từ 0,9 – 2,7%. Ngày 19/3/2019, cà phê Robusta nhân xô có mức thấp nhất là 31.900 /kg tại huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; mức cao nhất là 32.800 đồng/kg tại các huyện Cư M'gar tỉnh Đắk Lắk và huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum. Trong khi đó, tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/3/2019 cà phê Robusta loại R1 giảm 1,9% so với ngày 9/3/2019 và giảm 1,2% so với ngày 19/2/2019, xuống mức 33.900 đồng/kg.
Về dài hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ phục hồi trở lại. Hiện mực nước thấp và nguy cơ hạn hán cao tại những vùng trồng cà phê chính của Tây Nguyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê vụ này và vụ tới của Việt Nam.
Thời tiết khô hạn cũng vẫn tiếp tục diễn ra tại các vùng phía Đông Bắc Brazil, Mexico và một số quốc gia Trung Mỹ. Theo Viện Cà phê Quốc gia Cốtxta Rica (ICAFE) cho biết, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 2/2019 của nước này chỉ tăng 0,3% so với tháng 2/2018, đạt 108.413 bao.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam dao động trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg. Trong đó, duy nhất tỉnh Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 45,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 44,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 45,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 46,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 45,500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 43,000 |
Theo dõi số liệu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhu cầu nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu của Trung Quốc ngày càng tăng. So với các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Brazil thì mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh khá lớn bởi giá thành sản phẩm thấp hơn và lợi thế về vị trí địa lý.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu ở mức thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngành. Hiện nay thị trường thế giới đang ưa chuộng chủng loại hạt tiêu trắng, thì tỷ trọng hạt tiêu trắng của nước ta chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng xuất khẩu trong khi hạt tiêu đen chiếm tới 90% tỷ trọng. Nếu so sánh với Indonesia, tỷ trọng hạt tiêu trắng chiếm tới 80% lượng xuất khẩu.
Ngành công nghiệp chế biến tiêu của Indonesia hiện nay rất phát triển với các sản phẩm hạt tiêu cao cấp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, ngành hạt tiêu Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến khâu chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời cần có sự chuyển dịch về cơ cấu chủng loại xuất khẩu.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h40 ngày 1/4 (giờ địa phương) tăng 2% lên 182 yen/kg.
Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, Về cơ cấu mặt hàng cao su nhập khẩu: Trong tháng 01/2019, Nhật Bản tăng nhập khẩu các sản phẩm cao su tự nhiên (mã HS: 4001), với khối lượng đạt 71,86 nghìn tấn, trị giá 11,15 tỷ Yên (tương đương 100,25 triệu USD), tăng 24,7% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản nhập khẩu mặt hàng cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Indonesia, Thái Lan, Việt Nam...
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Nhật Bản, nhưng chỉ chiếm 2% thị phần trong tổng lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi Indonesia chiếm tới 65,3% và Thái Lan chiếm 31,2%. Tiếp theo là mặt hàng cao su tổng hợp (mã HS: 4002), lượng cao su tổng hợp nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 01/2019 đạt 12,82 nghìn tấn, trị giá 3,91 tỷ Yên (tương đương triệu 35,14 triệu USD), tăng 16,6% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Cao su tổng hợp của Việt Nam chưa xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản.