Giá cà phê hôm nay 24/8: Tiếp tục đà giảm vào cuối tuần
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm 300 đồng/kg dao động trong khoảng 32.000 - 33.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo tintaynguyen.com.
Giá cà phê quanh cảng TP HCM giảm 14 USD lên 1.349 USD/tấn.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao trong tháng 9 giảm 1% xuống 1.280 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 1,6% xuống 92 UScent/pound.
Giá cà phê trong nước
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi | |||
---|---|---|---|---|---|
FOB (HCM) | 1.349 | Trừ lùi: +70 | |||
Đắk Lăk | 33.100 | -300 | |||
Lâm Đồng | 32.000 | -300 | |||
Gia Lai | 32.800 | -300 | |||
Đắk Nông | 32.800 | -300 | |||
Hồ tiêu | 43.500 | 0 | |||
Tỷ giá USD/VND | 23.140 | -5 | |||
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Giá cà phê toàn cầu giảm do dư cung và ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo Cục Xuất nhập khẩu.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2018/19 lên 168,77 triệu bao (60 kg/bao) so với dự kiến trước đó là 167,75 triệu bao. Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản Bra-xin (Associação Brasileira de Cafés Especiais - BSCA), sản lượng cà phê đặc sản niên vụ 2018/19 có thể giảm tới 30% so với niên vụ trước.
Tại Việt Nam, mưa lớn tại một số khu vực của Tây Nguyên kéo dài có thể ảnh hưởng tới mùa vụ cà phê tới. Các yếu tố này có khả năng sẽ hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở mức 42.000 - 45.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất tại tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 44.000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 43.000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 44.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 45.000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 44.000 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 42.000 |
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương Trần Quốc Toản, đối với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Úc, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh.
Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hạt tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu. Do vậy, có thể nói hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn trong các nước CPTPP (đặc biệt là đối với 03 nước chưa có Hiệp định thương mại nào với Việt Nam là Canada, Mexico và Peru).
Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Do vậy, EVFTA có hiệu lực sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU (đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%).
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h55 ngày 24/8 (giờ địa phương) đi ngang ở mức 162,5 yen/kg.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2019 xuất khẩu cao su đạt 167,6 nghìn tấn, trị giá 234,07 triệu USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 781,71 nghìn tấn, trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao su trong tháng 7/2019 bình quân ở mức 1.397 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 6/2019, nhưng tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.