Giá cà phê hôm nay (21/7) tăng phiên thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá cà phê thế giới
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay (21/7) dao động trong khoảng 34.500 - 35.500 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên, tăng 200 - 300 đồng/kg so với hôm qua. Trong đó, giá cà phê khu vực Cư M'gar cao nhất đạt 35.500 đồng/kg và thấp nhất tại khu vực Di Linh ở mức 34.500 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg lên 36.800 đồng/kg.
Nguồn: tintaynguyen.com |
Trong phiên giao dịch hôm 20/7, lúc 16h30 (giờ GMT), giá cà phê robusta giao trong tháng 9 trên sàn ICE tăng 0,6% lên 1.682 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 9 lúc 17h30 (giờ GMT) tăng gần 2% lên 111 UScent/pound.
Giá cà phê tăng sau khi Ấn Độ cho hay tình hình mưa lớn kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng cà phê nước này.
Tính đến ngày 3/7, nông dân Brazil đã thu hoạch khoảng 45% tổng lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019, thấp hơn 50% so với vụ trước và thấp hơn 51% so với trung bình 5 năm, theo hãng phân tích Safras&Mercado.
Safras&Mercado ước tính sản lượng cà phê vụ mùa 2018 - 2019 đạt 60,5 triệu bao, trong đó 27,22 triệu bao đã được thu hoạch.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá hồ tiêu ngày 21/7 đi ngang ngày thứ 3 liên tiếp ở mức 52.000 - 54.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất ở khu vực Đắk Lắk và Đắk Nông.
Nguồn: tintaynguyen.com |
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao trong tháng 12 lúc 16h03 (giờ địa phương) hôm 20/7 giảm 2,4% xuống 170 yen/kg, khối lượng giao dịch đạt 1.717 giao dịch. Tại Sàn SHFE (Thượng Hải), lúc 3h03 ngày 21/7 (giờ địa phương), giá cao su giao tháng 9 giảm 25 nhân dân tệ xuống 10.275 nhân dân tệ/tấn.
Tại thị trường trong nước, giá cao su SVR CV ngày 19/7 giảm 45 đồng/kg xuống 40.119 đồng/kg. Cùng lúc, giá cao su SVR L giảm nhẹ 11 đồng xuống 37.731 đồng/kg.
Theo Tạp chí Cao su, sản lượng cao su Tây Nguyên sụt giảm, tỷ lệ hoàn thành thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhiều đơn vị mất trắng hàng chục ngày không thể lấy mủ, đặc biệt là vườn cây đã nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3.
Theo thông tin từ các công ty Tây Nguyên, từ khoảng giữa tháng 6 đến nửa cuối tháng 7 chưa có ngày nào thu hoạch mủ trọn vẹn. Phó TGĐ Ngô Văn Mân của Cao su Kon Tum cho hay, “Kế hoạch tháng 7 chúng tôi khai thác 1.600 tấn, nhưng đến ngày 15/7 mới chỉ đạt 500 tấn, với tình hình mưa bão thế này hy vọng tháng 7 toàn công ty sẽ khai thác được 1.000 tấn”.