Giá cà phê hôm nay 12/4: Giảm sâu tới 600 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.400 - 31.200 đồng/kg, giảm 600 đồng/kg so với hôm 11/4, theo dữ liệu giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.332 USD/tấn giảm 32 USD/tấn.
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi | |||
---|---|---|---|---|---|
FOB (HCM) | 1,332 | Trừ lùi: -60 | |||
Đắk Lăk | 31,200 | -600 | |||
Lâm Đồng | 30,400 | -600 | |||
Gia Lai | 30,900 | -600 | |||
Đắk Nông | 30,900 | -600 | |||
Hồ tiêu | 45,000 | 0 | |||
Tỷ giá USD/VND | 23,150 | 0 | |||
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 10/4, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 2,6% xuống 1.388 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 4,1% xuống 90,5 UScent/pound.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết tháng 3/2019, giá cà phê Robusta và Arabica giao kỳ hạn giảm so với ngày 28/2/2019.
Cụ thể, trên sàn giao dịch London, ngày 30/3/2019 cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 5,9% so với ngày 28/2/2019, xuống mức 1.456 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 7/2019 và tháng 9/2019 giảm lần lượt 5,2% và 4,8% so với ngày 28/2/2019, xuống mức 1.471 USD/tấn và 1.488 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 30/3/2019 cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 và tháng 9/2019 giảm 4,5% so với ngày 28/2/2019, xuống còn 94,5 Uscent/lb và 99,75 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 7/2019 giảm 4,6% xuống còn 97,05 Uscent/lb.
Trên sàn BMF của Bra-xin, ngày 30/3/2019 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 và tháng 7/2019 giảm 0,4% và 3,4% so với ngày 28/2/2019, xuống còn 115 Uscent/lb và 117,15 Uscent/lb; kỳ hạn giao tháng 9/2019 giảm 2,2%, xuống còn 120,95 Uscent/lb.
Tại cảng thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/3/2019, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức 1.381 USD/tấn, trừ lùi 75 USD/tấn, giảm 5,6% so với ngày 28/2/2019.
Tháng 3/2019, thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung, giá giảm. Theo thống kê của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong 4 tháng đầu niên vụ 2018/19, xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự kiến tăng 6,1% lên 9,5 triệu bao trong khi xuất khẩu của Indonesia giảm 27,6%, xuống còn 1,7 triệu bao và Ấn Độ giảm 19% xuống 1,54 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn này ước tính giảm 3,4% xuống còn 29,5 triệu bao do thời tiết xấu.
Sản lượng của Ấn Độ ước tính cũng giảm 10,5% xuống còn 5,2 triệu bao do lũ lụt vào cuối mùa hè năm 2018, trong khi sản lượng của Indonesia dự báo tăng 5,7%, đạt 11,1 triệu bao. Xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 2/2019 của Indonesia tăng 39.154 bao (tương đương mức tăng 41,1%) so với cùng kỳ năm 2018, đạt 134.512 bao.
Lũy kế xuất khẩu cà phê Robusta của Indonesia trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2018/19 đạt tổng cộng 889.852 bao, giảm 306.467 bao (tương đương mức giảm 25,6%) so với cùng kỳ niên vụ cà phê 2017/2018.
Về dài hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ phục hồi trở lại. Hiện mức giá thấp kéo dài đã khiến nông dân trồng cà phê trên thế giới không mặn mà đầu tư chăm bón vụ tới nên dự kiến xu hướng thặng dư nhẹ trên toàn cầu có thể chuyển sang thiếu hụt.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục đi ngang, dao động trong khoảng 43.000 - 46.000 đồng/kg, theo dữ liệu từ tintaynguyen.com.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 45,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 43,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 45,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 46,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 45,000 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 43,000 |
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho hay: "Chi phí sản xuất tiêu hiện nay là 50.000 đồng/kg. Như vậy, với mức giá như hiện nay, người dân phải chịu lỗ tới 6.000 đồng mỗi kg".
Lí giải cho tình trạng này, ông Hải cho biết tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hồ tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá tiêu trong nước.
Theo ông Hải, đây chính là hệ quả của việc phá vỡ quy hoạch trồng tiêu. Giai đoạn 2013 - 2014, giá tiêu đạt kỉ lục, người dân ồ ạt trồng tiêu. Thậm chí có những vùng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp với cây tiêu nhưng người dân vẫn cố tình trồng.
Hệ quả là chỉ trong vòng 5 năm (từ 2013 - 2018) diện tích tiêu tăng gấp ba lần từ 53.000 lên 152.000 ha. Trong khi đó, theo Quyết định 1442 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở 50.000 ha.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho hay: "Chi phí sản xuất tiêu hiện nay là 50.000 đồng/kg. Như vậy, với mức giá như hiện nay, người dân phải chịu lỗ tới 6.000 đồng mỗi kg".
Lí giải cho tình trạng này, ông Hải cho biết tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hồ tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá tiêu trong nước.
Theo ông Hải, đây chính là hệ quả của việc phá vỡ quy hoạch trồng tiêu. Giai đoạn 2013 - 2014, giá tiêu đạt kỉ lục, người dân ồ ạt trồng tiêu. Thậm chí có những vùng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp với cây tiêu nhưng người dân vẫn cố tình trồng.
Hệ quả là chỉ trong vòng 5 năm (từ 2013 - 2018) diện tích tiêu tăng gấp ba lần từ 53.000 lên 152.000 ha. Trong khi đó, theo Quyết định 1442 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở 50.000 ha.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h45 ngày 9/4 (giờ địa phương) giảm mạnh 2,6% xuống 187,5 yen/kg.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho hay trong năm nay, mức tăng trưởng tiêu thụ cao su thiên nhiên của toàn cầu có thể sẽ chậm lại, ở mức 2,5%/năm, thêm nữa bất cứ động thái nào của Mỹ áp thuế lên ô tô và phụ tùng ô tô từ Trung Quốc đều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu cao su tự nhiên, đây cũng là nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.
Do đó, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải tìm kiếm những thị trường mới, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường lớn.