|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 11/5: Tiếp tục đà tăng 300 đồng/kg vào cuối tuần

09:37 | 11/05/2019
Chia sẻ
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng 300 đồng/kg dao động trong khoảng 30.400 - 31.200 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục tăng 300 đồng/kg dao động trong khoảng 30.400 - 31.200 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng khu vực TP HCM ở mức 1.319 USD/tấn, tăng 19 USD/tấn.


TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1,319Trừ lùi: -45
Giá cà phêĐắk Lăk31,200+300
Lâm Đồng30,400+300
Gia Lai30,800+300
Đắk Nông30,900+300
Hồ tiêu45,0000
Tỷ giá USD/VND23,260-70
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 8/5, giá cà phê robusta  giao trong tháng 7/2019 tăng 1,7% lên 1.369 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,2% lên 90,7 UScent/pound.

Theo Hiệp hội Công nghiệp cà phê Brazil (ABIC), giá cà phê kỳ hạn thế giới sẽ duy trì ở mức thấp trong vài tháng tới, cho đến khi kết quả thu hoạch vụ mùa mới năm nay ở Brazil trở nên rõ ràng hơn.

Theo Hội đồng Xuất khẩu Cà phê Brasil (Cecafé), lũy kế xuất khẩu 9 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại, từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2019, đã tăng tới 30,3% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó, đạt kết quả cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 25,5 triệu bao, tăng 22,5% và xuất khẩu cà phê Robusta tăng mạnh 752,9% lên 2,503 triệu bao.

Thị trường cà phê trong nước biến động tăng cùng xu hướng với thị trường cà phê thế giới. So với tuần trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 200 đ/kg lên 30.600 – 31.500 đ/kg. Giá cà phê Robusta giá FOB tăng 44 USD/tấn lên 1.371 USD/tấn.

Hiện tại, giá cà phê quá thấp do doanh số bán mạnh từ Brazil, đồng tiền của nước này thấp hơn đáng kể so với đồng USD thúc đẩy doanh số bán ra. Nông dân tại Việt Nam không muốn bán ở mức giá thấp này.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc, nhưng rất ít người dân nước này biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít người tiêu dùng biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, người dân nước này thường ưu tiên lựa chọn các thương hiệu mà họ biết đến. Do đó, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài ngày càng gay gắt.

Một trong những điểm yếu trong việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam nằm ở chỗ thiết kế mẫu mã bao bì chưa được bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc. Cùng một sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, nhưng sản phẩm do doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng sản xuất bao giờ cũng bán chạy hơn, mặc dù chất lượng như nhau.

Lý do là bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc thiết kế bao bì hấp dẫn và nắm đúng thị hiếu, thẩm mỹ người Hàn Quốc. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Hàn Quốc. Có như vậy, thương hiệu Việt Nam mới để lại dấu ấn vào tạo thói quen mua sắm của khách hàng bản địa.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục đi ngang, dao động trong khoảng 43.000 - 46.000 đồng/kg, theo dữ liệu từ tintaynguyen.com.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo45,000
GIA LAI 
— Chư Sê43,000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa45,000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Tiêu46,000
BÌNH PHƯỚC 
— Tiêu45,000
ĐỒNG NAI 
— Tiêu43,000

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này 3 tháng đầu năm 2019 đạt 3.429 tấn, trị giá 10,91 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018. 

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc với tốc độ nhập khẩu tăng 74,9% về lượng và tăng 28% về trị giá, theo đó thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 53,3% trong tổng lượng nhập khẩu hạt tiêu Hàn Quốc, tăng so với 48% thị phần 3 tháng đầu năm 2018. 

Trung Quốc là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 3 tháng đầu năm nay với lượng nhập khẩu đạt 1.201 tấn, trị giá 3,35 triệu USD, tăng 28,5% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018. Hiện thị phần hạt tiêu của Trung Quốc chiếm 35% trong tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu Hàn Quốc, thấp hơn so với 42,9% thị phần trong 3 tháng đầu năm 2018. 

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường khác, trong đó đáng chú ý nhất là hai thị trường IndonesiaBrazil, tốc độ nhập khẩu tăng trưởng lần lượt 6.301,7% và 27.024,7% về lượng. Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của IndonesiaBrazil trong tổng lượng nhập khẩu Hàn Quốc chiếm tỷ trọng khá thấp 4,3% và 0,7%.

Qua số liệu phân tích trên có thể thấy Trung Quốc hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành hạt tiêu Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu 3 tháng đầu năm nay của Hàn Quốc giảm ở hầu hết các thị trường, nhưng tăng duy nhất từ thị trường Trung Quốc. Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam cần khuyến khích nông dân tham gia sâu vào các tổ hợp tác, hợp tác xã cũng như quá trình chế biến sản phẩm tiêu thành phẩm bán ra thị trường. Có như vậy, ngành hạt tiêu mới có thể nâng cao giá trị sản phẩm.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h45 ngày 11/5 (giờ địa phương) tăng 3% lên 191 yen/kg.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 3/2019 xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su tăng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cao su tổng hợp chiếm 53,4% tổng lượng cao su xuất khẩu, đạt 55,19 nghìn tấn, trị giá 77,57 triệu USD, tăng 32,9% về lượng và tăng 28,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu cao su SVR 3L đạt 13,38 nghìn tấn, trị giá 19,63 triệu USD, tăng 64,1% về lượng và tăng 50,8% về trị giá... 

Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su tăng so với cùng kỳ năm 2018, trừ xuất khẩu cao su RSS3 giảm. 

Lượng cao su tổng hợp xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 189,27 nghìn tấn, trị giá 250,79 triệu USD, tăng 48,7% về lượng và tăng 34,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; xuất khẩu cao su SVR 3L đạt 44,5 nghìn tấn, trị giá 62,35 triệu USD, tăng 18,3% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước... Trong khi xuất khẩu cao su RSS3 đạt 16,3 nghìn tấn, trị giá 23,28 triệu USD, giảm 17,1% về lượng và giảm 24,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018

Đức Quỳnh

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.