Giá cà phê hôm nay 11/3: Giảm 200 đồng/kg ở Kon Tum, giá tiêu diễn biến trái chiều
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 32.700 - 33.400 đồng/kg, phục hồi 500 đồng/kg, theo dữ liệu tintaynguyen.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 34.500 đồng/kg, không đổi so với cuối tuần trước.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG | |
— Bảo Lộc (Robusta) | 32,700 |
— Di Linh (Robusta) | 32,800 |
— Lâm Hà (Robusta) | 32,700 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 33,600 |
— Ea H'leo (Robusta) | 33,400 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 33,500 |
GIA LAI | |
— Ia Grai (Robusta) | 33,400 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 33,300 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 33,200 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 34,500 |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 8/3, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 5/2019 trên sàn London tăng 1,6% đạt 1.530 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 1,2% lên 98 UScent/pound.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), ngoài vấn đề khí hậu khắc nghiệt, Một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng của cây cà phê nữa, đó chính là giá thành sản phẩm hạt cà phê cùng giá nhân công, phân bón.
Giá cà phê niên vụ trước ở mức rất thấp và giảm dần về phía cuối vụ, sang vụ mới có nhích lên 1 chút nhưng sau đó lại tiếp tục giảm sâu, nhiều tháng giá cà phê nhân xô chỉ trong khoảng 33.000 – 34.000 đồng/kg, trong khi giá nhân công và phân bón luôn ở mức cao.
Điều nghịch lý này đã khiến người đầu tư vào trồng cà phê rất vất vả, thu không đủ chi, dẫn đến chán nản và chặt bỏ rất nhiều vườn cà phê để trồng các loại cây khác có doanh thu tốt hơn mà giá ít bị biến động hơn, chịu hạn được tốt hơn như sầu riêng, chanh leo, bơ, …
Với tình trạng hạn hán thiếu nước tưới, El Nino, sâu bọ hoành hành, không đủ nhân lực do giá thành tăng cao mà giá cà phê lại xuống quá thấp, liên tục biến động, người trồng cà phê hoang mang không còn mặn mà nhiều đến chăm sóc vườn cà phê của mình sẽ khiến cho sản lượng cà phê trong niên vụ này và cả niên vụ tới bị sụt giảm đáng kể.
Theo VICOFA, sản lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019 dự báo giảm khoảng 20%.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam hôm nay diễn biến trái chiều trong khoảng 43.000 - 45.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu tỉnh Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg. Trái lại, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức giảm 500 đồng/kg xuống 44.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 44,500 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 44,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 44,500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 45,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 44,500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 43,000 |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận xét sản xuất hồ tiêu hiện nay không "ăn nhập gì" với tiêu thụ.
Bộ trưởng yêu cầu Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kết hợp với Cục Phát triển Thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị về chế biến đối với mặt hàng hồ tiêu. Trên cơ sở đó, 5 tỉnh Tây Nguyên và 4 tỉnh Đông Nam Bộ rà soát lại và giảm diện tích trồng tiêu, đặc biệt là những khu vực không đủ điệu kiện thổ nhưỡng và thời tiết cho loại cây này.
Thay vào đó, các tỉnh xem xét trồng những loại cây phù hợp với điều kiện thời tiết ở vùng trong khi hiệu quả kinh tế cao hơn như bơ, sầu riêng…
Đối với doanh nghiệp, Bộ trưởng cho rằng cần tập trung nhiều hơn nữa cho chế biến: "Sản lượng hồ tiêu Việt Nam chiếm một nửa thế giới mà lại phải chịu thế à? Trong khi doanh nghiệp lại quá giỏi.
Nếu chế biến ra dầu tiêu, giá trị gấp 20 lần so với tiêu thô. Trong khi hiện nay không đủ dầu tiêu để bán mà lại thừa tiêu thô. Vô lí quá! Vàng mà thừa thì cũng ế chứ đừng nói gì đến hồ tiêu"
Sắp tới sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sâu hơn. Các doanh nghiệp cần tìm những công nghệ chế biến tiêu tiên tiến nhất hiện nay.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h20 ngày 11/3 (giờ địa phương) tăng 0,8% lên 197,8 yen/kg.
Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC), trong năm 2018, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên (NR) tăng 5,2% so với năm 2017, lên 14,01 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung mặt hàng này tăng 4,6%, lên 13,96 triệu tấn. Như vậy, thế giới đã bị thiếu hụt 57 nghìn tấn cao su tự nhiên trong năm 2018.