Giá cà phê hôm nay 12/3: Đi ngang trong khoảng 32.700 - 33.400 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 32.700 - 33.400 đồng/kg, không đổi so với hôm 11/3, theo dữ liệu giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.447 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn.
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi |
FOB (HCM) | 1,447 | Trừ lùi: -85 |
Đắk Lăk | 33,400 | 0 |
Lâm Đồng | 32,700 | 0 |
Gia Lai | 33,400 | 0 |
Đắk Nông | 33,300 | 0 |
Hồ tiêu | 44,500 | 0 |
Tỷ giá USD/VND | 23,150 | 0 |
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn Nguồn: giacaphe.com |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 8/3, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 5/2019 trên sàn London tăng 0,1% đạt 1.532 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 1,2% xuống 97,2 UScent/pound.
Ảnh minh họa
Tháng 2/2019, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn biến động không đồng nhất so với ngày 31/1/2019, trong khi giá cà phê Arabica giảm. Cụ thể, trên sàn giao dịch London, ngày 26/2/2019 cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 3/2019 và tháng 5/2019 tăng lần lượt 0,3% và 0,1% so với ngày 31/1/2019, lên mức 1.531 USD/tấn và 1.550 USD/tấn. Đối với kỳ hạn giao tháng 7/2019 và tháng 9/2019, giá cà phê Robusta giảm 0,3% và 0,5% so với ngày 31/1/2019, xuống mức 1.560 USD/tấn và 1.574 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 26/2/2019 cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2019 và tháng 5/2019 giảm 5,6% và 5,2% so với ngày 31/1/2019, xuống còn 96,4 Uscent/lb và 99,85 Uscent/lb. Đối với kỳ hạn giao tháng 7/2019 và tháng 9/2019, cà phê Arabica có mức giá 102,6 Uscent/lb và 105,35 Uscent/lb, giảm 5,1% và 5,0% so với ngày 31/1/2019.
Trên sàn BMF của Brazil, ngày 26/2/2019 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2019 và tháng 7/2019 giảm 8,9% và 5,1% so với ngày 31/1/2019, xuống mức 116,25 Uscent/lb và 122,4 Uscent/lb. Đối với kỳ hạn giao tháng 9/2019, giá cà phê Arabica giảm 5,9%, xuống còn 123,1 Uscent/lb.
Tại cảng thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.465 USD/tấn, trừ lùi 85 USD/tấn ngày 26/2/2018, tăng 3% so với ngày 31/1/2019.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam không đổi, trung bình ở mức 44.500 đồng/kg, theo tintaynguyen.com.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 44,500 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 43,500 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 44,500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 45,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 44,500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 43,000 |
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 2 ước đạt 12.000 tấn, với giá trị đạt 35 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 2 tháng đầu năm 2019 đạt 31.000 tấn và 92 triệu USD, tăng 4,3% về khối lượng nhưng giảm 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Giá tiêu nội địa trong tháng 2 tiếp tục giảm. So với tháng trước, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Đồng Nai giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 43.000 – 44.000 đ/kg. Giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 45.000 đồng/kg.
Trong tháng 3, giá tiêu được dự báo tiếp tục giảm và nhiều khả năng xuống còn khoảng 40.000 đồng/kg, do nguồn cung hồ tiêu toàn cầu đang tiếp tục được bổ sung. Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn, đang trong mùa thu hoạch mới.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h40 ngày 12/3 (giờ địa phương) tăng 2,8% lên 200,1 yen/kg.
Giá cao su tăng là do thị trường kỳ vọng các nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới cắt giảm sản lượng và sự lạc quan về kết quả thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới thuộc Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong cuộc họp diễn ra trong tháng 2/2019 đã thống nhất sẽ giảm xuất khẩu 300.000 tấn cao su để hỗ trợ giá.
Ba quốc gia này chiếm khoảng 70% sản lượng cao su tự nhiên trên toàn cầu. Đây lần thứ 6 tổ chức này tuyên bố kế hoạch hạn chế xuất khẩu cao su tự nhiên. Ngoài việc hạn chế xuất khẩu, ITRC cũng đồng ý cố gắng thúc đẩy tiêu thụ nội địa một lượng đáng kể cao su tại cả ba quốc gia thông qua những dự án phát triển con đường trải cao su.