Thái Lan và Việt Nam, hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, vừa đạt được thỏa thuận cùng tăng giá gạo xuất khẩu nhằm giúp đỡ nông dân trồng lúa và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 56,6% lên 3,5 triệu tấn, mang lại doanh thu 60,93 tỷ baht (khoảng 1,7 tỷ USD), tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho gạo Việt Nam. Chỉ 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 50.000 tấn gạo sang thị trường EU với kim ngạch thu về gần 37 triệu USD, tăng tới 84% về lượng và 96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định Việt Nam có thể đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh thế giới đầy biến động, rủi ro về dịch bệnh, lạm phát tăng cao.
Trong khi Ấn Độ không có đối thủ cho ngôi vị xuất khẩu gạo số một thế giới, thì ở vị trí thứ hai đang là cuộc chạy đua giữa Việt Nam và Thái Lan. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là đang ở vị trí thuận lợi để có thể vượt lên trên Thái Lan.
Kể từ khi đạt giải gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019, gạo đặc sản ST25 của Việt Nam đã nhanh chóng chinh phục được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Nhật Bản… Nhờ đó giá của loại gạo này cũng tăng rất cao, lên đến hơn 1.000 USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nguy cơ bùng phát trở lại của dịch COVID-19 với biến chủng mới, xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ lạm phát từ giá nguyên liệu sản xuất leo thang trên thế giới nhưng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt được kết quả tích cực.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 ở mức kỷ lục 54,3 triệu tấn, tăng gần 3% so với năm 2022. Trong đó, Ấn Độ tiếp tục làm chủ thị trường với khối lượng xuất khẩu lên đến 22 triệu tấn, chiếm gần 41% thương mại gạo toàn cầu.
Trong tháng 5, xuất khẩu gạo của nước ta đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Trong những tháng đầu năm nay, Trung Quốc chủ yếu đẩy mạnh nhập khẩu gạo tấm dùng trong thức ăn chăn nuôi, đây lại không phải là thế mạnh của Việt Nam. Mặc dù vậy, tín hiệu tích cực là Trung Quốc đang quy trở lại nhập khẩu gạo nếp và tiếp tục mua nhiều gạo thơm ST21, ST24 từ Việt Nam.
Giá cám gạo trong nước tăng lên mức kỷ lục 8.900 đồng/kg do các đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến, trong khi các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước cũng chuyển sang dùng cám gạo thay thế cho ngô, lúa mì có giá tăng phi mã do xung đột giữa Nga và Ukraine.
Trong khi giá lương thực thế giới tăng lên mức cao kỷ lục dưới tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine thì giá gạo lại mới chỉ nhích tăng nhẹ do bị kìm hãm bởi nguồn cung dồi dào.
Với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU đã có bước tăng trưởng đột phá khi tăng gấp 4 lần cả về lượng và trị giá trong 2 tháng đầu năm nay.