|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Fitch Ratings kì vọng dự trữ ngoại hối Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019 - 2020

12:00 | 10/05/2019
Chia sẻ
Tổ chức này nhận định điểm yếu về cấu trúc trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng đến xếp hạng của Việt Nam. Nhu cầu tái cấp vốn của ngành ngân hàng vẫn là một rủi ro đối với sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng.
Fitch Ratings kì vọng dự trữ ngoại hối Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019 - 2020 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Policy times).

Fitch Ratings kì vọng dự trữ ngoại hối Việt Nam sẽ tiếp tục tăng

Theo nhận định của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, mặc dù Việt Nam đã có sự  thay đổi linh hoạt tỷ giá từ tháng 1/2016 nhưng trong năm 2018 tỷ giá vẫn giữ ở mức ổn định. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã can thiệp vào thị trường tiền tệ khi đồng USD mạnh lên và tâm lí nhà đầu tư đối với các thị trường mới nổi trở nên kém khả quan. Điều này dẫn đến việc dự trữ ngoại hối giảm tạm thời. 

Tuy nhiên, mức dự trữ chung trong năm 2018 đã tăng vào cuối năm và theo ước tính của Fitch Ratings tương đương với khoảng 2,6 tháng nhập khẩu hiện tại (CXP). Tổ chức này kì vọng dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019 - 2020, nhưng dự kiến chỉ ở dưới mức trung bình lịch sử là 4,3 tháng CXP.

Đáng chú ý, tỉ lệ thanh khoản bên ngoài của Việt Nam (so sánh giữa dự trữ ngoại hối so với nghĩa vụ dịch vụ nợ nước ngoài) vẫn vượt xa các trung bình lịch sử và Fitch đã xếp hạng khả năng thanh toán của Việt Nam ở mức BB. Điều này phần nào phản ánh các khoản trả nợ khiêm tốn liên quan đến bản chất của nợ tồn đọng.

Tuy nhiên, với việc tốt nghiệp điều kiện cho các khoản vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế gần đây của Việt Nam sẽ có thể khiến các khoản tài trợ có thể sẽ tăng theo thời gian.

Fitch cũng cho biết những điểm yếu về cấu trúc trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục ảnh hưởng đến xếp hạng chủ quyền của Việt Nam. Các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được báo cáo và chất lượng tài sản thực sự có thể sẽ yếu hơn, mặc dù tổ chức này vấn đề này sẽ được giải quyết trong dài hạn. 

Cùng với đó, nhu cầu tái cấp vốn của ngành ngân hàng vẫn là một rủi ro đối với sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và có nguy cơ đối với sự ổn định tài chính. Tín dụng trên GDP của khu vực tư nhân lên tới khoảng 133% vào cuối năm 2018.

Vốn FDI là động lực tăng trưởng chính

Tổ chức này cũng cho biết dòng vốn FDI lớn vào lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính. Vốn đăng ký trong lĩnh vực sản xuất tăng lên 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2018 từ 15,9 tỷ USD năm 2017. 

Fitch Ratings hi vọng Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì lợi thế chi phí thấp. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hướng thương mại và chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.

Rủi ro trách nhiệm pháp lí từ các vấn đề di sản tại các doanh nghiệp nhà nước lớn vẫn là một điểm yếu đối với tài chính công của Việt Nam, mặc dù nợ và bảo lãnh của chính phủ đã giảm theo thời gian.

Trúc Minh