Các nhà đầu tư đang thay đổi quan điểm về việc nền kinh tế hạ nhiệt khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thay đổi chính sách lãi suất. Giờ đây, Phố Wall chuyển sang lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Mỹ và nguy cơ suy thoái.
Tình trạng thiếu lao động trong một số ngành nhất định đang thúc đẩy thị trường việc làm tại Mỹ và giấu đi sự suy giảm đang diễn ra tại những lĩnh vực khác.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Cleveland, Loretta Mester, ngày 4/4 nhận định Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới, khi có những dấu hiệu cho thấy các vấn đề gần đây của lĩnh vực ngân hàng đã được kiểm soát.
Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ và gây ra chấn động trong ngành đầu tư mạo hiểm. Giờ đây cả “hệ sinh thái” khởi nghiệp - bao gồm các công ty khởi nghiệp có tiền gửi trong ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm và các công ty đối tác tài trợ cho các quỹ đó - đang tìm kiếm hướng đi mới sau sự kiện này.
Chỉ trong ba ngày, Bộ trường Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đưa ra ba thông điệp trái ngược nhau về khả năng bảo hiểm toàn bộ tiền gửi của chính phủ. Đồng thời, bà Yellen cũng có những tuyên bố ngược với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khiến thị trường không biết tin ai.
TS. Cấn Văn Lực, việc tăng lãi suất lần này của Fed cũng nằm trong tiên lượng, trong tính toán của cơ quan điều hành và nhà đầu tư, nên sẽ tác động không đáng kể. Áp lực lãi suất và tỷ giá đã giảm đi rất nhiều so với cuối năm 2022 và đầu năm nay.
Khủng hoảng ngân hàng có thể đang khiến điều kiện tài chính trở nên thắt chặt hơn, qua đó giúp đỡ các ngân hàng trung ương trong cuộc chiến kiểm soát giá cả.
Theo Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, những áp lực lên chính sách lãi suất đã giảm bớt tạo dư địa cho NHNN hạ lãi suất nhưng việc chuyển hẳn sang chính sách nới lỏng là điều chưa thể chắc chắn.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank sẽ gây ra tác động đối với thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam nhưng không nhiều. Tuy nhiên, sự kiện này lại có thể sẽ khiến Fed xem xét và điều chỉnh nhẹ kế hoạch điều hành lãi suất thời gian tới.
Chuyên gia kinh tế vĩ mô từ VDSC nhìn nhận, khi chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương của Mỹ tăng ở mức 5-6%, Fed thậm chí có thể tăng lãi suất lên 6% và giữ ở mức cao cho đến hết năm nay.
Một số chiến lược gia tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể sẽ vẫn duy trì tăng trưởng, trong khi ngân hàng trung ương duy trì các chính sách thắt chặt, trong một kịch bản gọi là "không hạ cánh".
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co. Jamie Dimon nhận định, kinh tế Mỹ vẫn ở trạng thái tốt song cảnh báo vấn đề lạm phát có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên trên 5%.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.