|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Duy trì tăng trưởng 6,8%/năm, Việt Nam sẽ phải mất 40 năm để người dân đạt thu nhập 10.000 USD

09:00 | 09/01/2019
Chia sẻ
Nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân đều đặn 6,8%/năm, thì sẽ mất 40 năm để đi từ một nước thu nhập trung bình lên nước thu nhập cao (trên 10.000 USD/người/năm).
 

Dự báo Việt Năm năm 2019 tăng trưởng từ 6,6 – 6,8%

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trước thế giới đầy biến động và tăng thấp hơn so với năm 2017. Đặc biệt là sự dịch chuyển của dòng vốn FDI. Nhiều nghiên cứu cho thấy dòng vốn FDI suy giảm trên toàn cầu và có xu hưởng quay trở về các nước phát triển, nơi có nền tảng công nghệ, robot, 4.0.

Theo đó, nhóm nghiên cứu của ĐH Ngân hàng TP HCM dự báo nền kinh tế Việt Năm năm 2019 tăng trưởng từ 6,6 – 6,8%; lạm phát từ 3,5 – 4%.

du bao kinh te 2019 lieu viet nam co thoat bay thu nhap trung binh
(Nguồn: ĐH Ngân hàng TP HCM)

Đại diện nhóm nghiên cứu, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung Trung, Phó Hiệu trưởng ĐH Ngân hàng TP HCM, lưu ý trường hợp dự báo trên đúng thì Việt Nam đang gặp thách thức rất lớn là làm sao thoát được bẫy thu nhập trung bình, gần hơn là hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 -2020.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân đều đặn 6,8% mỗi năm thì sẽ mất 40 năm để đi từ một nước thu nhập trung bình lên nước thu nhập cao (trên 10.000 USD/người/năm).

“Từ năm 2008, Việt Nam lần đầu vượt qua mức thu nhập bình 1.000 USD/người thì mức tăng trưởng này sẽ rất vất vả và khó khăn. Trước bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Việt Nam có thể thoát được bẫy thu nhập trung bình hay không là vấn đề hết sức nan giải”, ông Trung nhìn nhận.

Ông Trung dẫn nhận định của Ngân hàng thế giới (WB) về một quốc gia bị kẹp trong thu nhập trung bình 42 năm, từ 1.000 đến 10.000 USD, là đang mắc phải bẫy thu nhập trung bình. Qua đó, bình quân tăng trưởng Việt Nam là 6,8% thì sẽ mất 40 năm (tính từ 2008), thì khả năng sẽ không bị bẫy thu nhập trung bình.

“Đây là bài toán rất nan giải cho các nhà kinh tế, doanh nghiệp để kinh tế Việt Nam không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình”, ông Trung nhận xét.

Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài

Ông Trung lưu ý, thế giới biến động trong khi độ mở kinh tế Việt Nam ngày càng cao, nên sẽ lập tức biến động đi kèm theo thế giới. Đồng thời dòng vốn dịch chuyển từ nước ngoài vào ngày càng mạnh. Độ tương quan thị trường chứng khoán Việt Nam và thế giới cũng ngày càng cao hơn. Theo đó, Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài.

Chứng minh cho nhận định này, nhóm nghiên cứu tính toán một số cú sốc lên nền kinh tế Việt Nam, điển hình như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nếu Mỹ áp thuế lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, chiếm 6% lạm phát lõi của Mỹ, sẽ làm cho Mỹ làm phát tăng thêm 0,6%. Do đó, dẫn đến GDP Việt Nam tăng lên và tác động lạm phát Việt Nam tăng thêm 0,2%.

Khi lạm phát Mỹ tăng cùng với cầu tiêu dùng của Mỹ với hàng hóa thế giới giảm 0,5 - 1%, thì lập tức GDP Việt Nam giảm 0,06 - 0,1% và lạm phát cũng giảm theo.

Hay nếu Fed tăng lãi suất trong năm 2019, tỷ giá dự báo tăng 0,4%, qua đó lạm phát tổng thể Việt Nam ước tăng 0,06% sau 3 quý.

Hoặc giả định giá dầu thô tăng 10% (dựa theo khảo sát của Thomas Reuters vào cuối 2018), thì sẽ làm lạm phát năng lượng trong nước tăng 3,2%; đóng góp tăng CPI 0,6%. Đồng thời khiến mặt bằng lãi suất tăng 0,13% sau 3 quý; và sản lượng nền kinh tế giảm 0,15% sau 5 quý.

Một tính toán khác của nhóm nghiên cứu là về sản lượng tiềm năng của Việt Nam. Ông Trung cho biết, dự báo trong giai đoạn 2017 – 2019 ở mức 6,5 – 6,6%, cao hơn giai đoạn 2011 – 2015 ở 5,5 – 5,6%. Như vậy nếu năm 2019, sản lượng tiềm năng như kết quả dự báo thì chênh lệch dương giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng là điều đáng lưu ý cho các nhà chính sách, cần quan sát kỹ khi điều hành kinh tế, để tránh vấn đề lạm phát.

Việc tính toán những cú sốc kinh tế trên để đưa ra những cảnh báo, nhằm có giải pháp tốt nhất có thể cho những tình huống xấu nhất. Mục đích cuối cùng là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đột phá, bền vững và có tính tự lực, ông Trung chia sẻ.

du bao kinh te 2019 lieu viet nam co thoat bay thu nhap trung binh
du bao kinh te 2019 lieu viet nam co thoat bay thu nhap trung binh
(Nguồn: ĐH Ngân hàng TP HCM)

Tăng trưởng kinh tế 2018 và những điểm chưa trọn vẹn

Theo ông Trung, Việt Nam đã có một năm 2018 rất thành công, đặc biệt là ở ba khu vực gồm tiền tệ, ngân sách, đối ngoại xuất nhập khẩu. Qua đó, đưa GDP tăng trưởng cao và lạm phát duy trì mức thấp dưới 4%.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số điểm cần xem xét.

Cụ thể, đà tăng trưởng mạnh giai đoạn 2017-2018 cần xem xét thêm những yếu tố như công nghiệp chế tạo, chiếm chủ yếu trong khu vực công nghiệp, đã có sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng. Trước đây, tăng trưởng của công nghiệp chế tạo tháng sau tăng mạnh hơn tháng trước và tăng rất mạnh vào cuối năm, nhưng nay chỉ tăng mạnh vào các tháng 1, 6, 7, 8 và 12, các tháng còn lại tốc độ tăng trưởng thấp dưới 10%.

du bao kinh te 2019 lieu viet nam co thoat bay thu nhap trung binh

Ông Trung nhận định, khu vực công nghiệp chế tạo chịu sự suy giảm của các mỏ dầu lớn Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, các ngành trụ cột như điện tử, điện thoại giai đoạn 2016 – 2018 đang có sự giảm tốc. Ông Trung nhắc lại sự thành công của Sam Sung trong năm 2018 khi ra đời sản phẩm smartphone Note 8 thì đến 2018, điều này đã không còn, thực tế cho thấy có dấu hiệu chững lại trong kết quả điện tử, điện thoại.

Bên cạnh đó, khác với quy luật các năm, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước, ngành xây dựng năm 2018 đã có diễn biến phù hợp với thị trường bất động sản khi tăng trưởng trong quý I ổn định, quý III tăng 9,2% và quý IV giảm còn 8% trong khi bình quân là 9%.

Một ngành nữa được kỳ vọng là trụ đỡ của nền kinh tế, ngành dịch vụ, cũng có một số dấu hiệu chững lại cần xem xét lại, ông Trung lưu ý. Trong đó, bán lẻ và bán buôn, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tăng trưởng tốt. Thế nhưng dịch vụ cả năm 2018 lại tăng 2,45% - thấp hơn 2017, nguyên nhân là liên quan đến dịch vụ lưu trú, ăn uống (du lịch) đang giảm. Bên cạnh đó, dịch vụ bất động sản cũng suy giảm cùng xu hướng với ngành xây dựng.

Xem thêm

Tiến Vũ