|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Đừng để tiệc người khác ăn, còn nợ chúng ta phải gánh'

20:45 | 20/05/2020
Chia sẻ
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cảnh báo như vậy khi Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn hai hiệp định EVFTA và EVIPA.

Chiều 20-5, Quốc hội dành thời gian thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA).

'Đừng để tiệc người khác ăn, còn nợ chúng ta phải gánh' - Ảnh 1.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM). Ảnh: quochoi.vn

Mới bắt đầu cuộc đua, chưa phải bắt đầu bữa tiệc

Đại biểu (ĐB) Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ sự trân trọng các nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan đã làm việc rất nhiều, rất chuyên nghiệp trong 10 năm qua để đạt được về hai hiệp định này.

“Hai hiệp định này tạo ra thời cơ vàng để Việt Nam vươn lên gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển trong vài thập kỷ tới” - ông Nghĩa nói.

Theo ĐB Nghĩa, 27 nước EU bao gồm những quốc gia đứng đầu thế giới về thương mại, đầu tư, công nghệ, pháp luật, quản lý nhà nước… Do vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng tầm của mình ở những lĩnh vực này.

“Thời cơ đang đến nhưng có tận dụng, phát huy, biến thời cơ thành hiện thực được không thì lại là vấn đề” - ông Nghĩa cảnh báo. Theo ông, kinh nghiệm hội nhập 20 năm qua cho thấy chúng ta có những ưu điểm nhưng cũng có những điểm yếu trong việc biến thời cơ thành hiện thực.

Vị ĐB TP.HCM đề nghị Chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể để toàn xã hội, toàn nền kinh tế, toàn bộ hệ thống chính trị phải nỗ lực phấn đấu triển khai, nhất là các cam kết, thời hạn cụ thể. Nội dung hai hiệp định là cam kết giữa các nước với nhau, những vi phạm có thể bị chế tài, thậm chí trừng phạt theo thỏa thuận trong hiệp định.

“Chúng ta bắt đầu cuộc đua chứ không phải là bắt đầu bữa tiệc. Nếu không thành công, chúng ta sẽ tụt hậu. Chúng ta có thể ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình và khi đó, với hai hiệp định này, tiệc thì người khác ăn, còn nợ thì chúng ta phải gánh” - ông Nghĩa nêu.

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhận xét Chính phủ đã chuẩn bị dự thảo kế hoạch hành động để sau khi Quốc hội thông qua hiệp định, các bộ, ngành có thể bắt tay vào thực hiện ngay những nhiệm vụ được phân công.

Tuy nhiên, bản kế hoạch này mới chỉ ra hành động về truyền thông, hoàn thiện thể chế, luật pháp và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý…

Ông Cường cho rằng tất cả những việc này mới chỉ tạo ra sân chơi hấp dẫn cho những người chơi là doanh nghiệp có đủ năng lực để hàng hóa, sản phẩm của họ đạt được các tiêu chuẩn ràng buộc. Đây được coi như tấm vé để bước chân vào sân chơi này.

“Chúng ta nhớ lại cách đây gần hai năm, khi Quốc hội thông qua hiệp định CPTPP, chúng ta vui mừng là hàng hóa của Việt Nam sẽ tràn vào những nước trong khối này. Nhưng sau 1 năm thực hiện, xuất khẩu của Việt Nam vào những nước này chỉ tăng 7,2%, trong khi xuất khẩu chung của cả nước là hơn 8,4%. Điều đó có nghĩa chúng ta chưa được hưởng lợi gì từ việc này” - ông Cường cho biết.

ĐB Hà Nội sau đó kiến nghị Chính phủ cần xác định ngay các sản phẩm, hàng hóa nào là thế mạnh khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Từ đó đánh giá ngay mức độ đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật xem những hàng hóa đó cần phải làm gì để đạt được tiêu chuẩn của EU và Chính phủ phải làm gì về mặt chính sách, thể chế để giúp các doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn đó.

Trong khi các doanh nghiệp cần cố gắng đầu tư thế nào để sản phẩm, hàng hóa của mình có thể tham gia được vào thị trường này.

“Hy vọng hành động sớm và đồng bộ để các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam có đủ năng lực tự tạo cho mình những tấm vé tham gia vào sân chơi do Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU tạo ra” - ông Cường nói.

“Bấm nút thông xe cho con đường cao tốc quan trọng”

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Tiến Lộc ví von việc Quốc hội bấm nút phê chuẩn hiệp định cũng là “bấm nút thông xe cho con đường cao tốc quan trọng này”.

'Đừng để tiệc người khác ăn, còn nợ chúng ta phải gánh' - Ảnh 2.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình). Ảnh: quochoi.vn

Tuy nhiên, theo ông, thông xe mới chỉ là mở lối đi, còn rất nhiều việc chúng ta phải làm để đoàn xe doanh nghiệp và cả nền kinh tế có thể vận hành trơn tru, hiệu quả trên tuyến đường này.

Cụ thể, ông Lộc cho rằng để doanh nghiệp, nền kinh tế có thể lên đường cao tốc hội nhập, ta phải làm ngay những “đường gom”, “lối mở” để vào cao tốc. Đó chính là luật, nghị định, thông tư nội luật hóa các cam kết, hoặc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các cam kết đó.

“Hiện tại, trong dự thảo kế hoạch thực thi EVFTA của Chính phủ trình, tôi chỉ thấy các văn bản phải ban hành theo cam kết, chưa thấy văn bản nào ta chủ động dự kiến để tạo không gian và động lực cho chính chúng ta” - chủ tịch VCCI nhận xét.

Cũng theo ông Lộc, muốn vận hành đường cao tốc thì cần bảo đảm có được các biển báo, chỉ dẫn đầy đủ, rõ ràng. Tương tự, nếu muốn doanh nghiệp tận dụng hiệp định cần phải đẩy mạnh và làm thực chất hơn công tác phổ biến, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp…

Ông Lộc cũng ví von “để bảo đảm việc vận hành đường cao tốc thông suốt phải tăng cường năng lực các đơn vị duy tu, bảo dưỡng, bảo trì”. Với EVFTA, chúng ta cũng phải làm quyết liệt công tác tổ chức bộ máy, đào tạo tập huấn cho các cán bộ, cơ quan liên quan ở cả trung ương và địa phương, hướng dẫn rà soát, kiểm tra trên thực tế.

Ngoài ra, đường cao tốc nào cũng phải có những trạm nghỉ, điểm dừng, nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người và xe qua lại.

Với “đường cao tốc hiện đại” như EVFTA, chúng ta cần phải nhanh chóng thiết kế các chính sách, chương trình, các biện pháp hỗ trợ cần thiết, và không trái cam kết, để doanh nghiệp nội có đủ sức cạnh tranh và hợp tác với đối thủ mạnh từ EU, để những nhóm yếu thế không bị bỏ lại phía sau, bị gạt ra lề đường cao tốc.

Cuối cùng, đối với doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có liên quan, đường cao tốc EVFTA không phải là con đường miễn phí. Để doanh nghiệp và đất nước tận dụng được những cơ hội từ đường cao tốc EVFTA, chúng ta phải đầu tư.

Ông Lộc cho rằng các doanh nghiệp cần phải bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu về các cơ hội, thách thức từ hiệp định. Sau đó có thể sẽ phải đầu tư để thay đổi nguồn cung, chuỗi sản xuất, qua đó đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của hiệp định…

Trong khi đó, Nhà nước cần phải đầu tư cho 3 công trình trụ cột - nền tảng quốc gia - cho năng lực cạnh tranh gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng cao chất lượng nguồn nhân lực.

“Cái này chúng ta đã nói nhiều nhưng để chơi với EVFTA, CPTPP và các hiệp định tự do thế hệ mới, để đón nhận làn sóng FDI với chất lượng cao chứ không “vơ bèo vạt tép” thì các việc làm này cần phải được tăng tốc nhanh hơn” - ông Lộc nói.

TP.HCM chủ động đầu tư sản phẩm chủ lực đón EVFTA

(PL)- Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, EVFTA đã mở ra, cơ hội đã đến nên TP phải đi trước, tạo thế và lực cho doanh nghiệp, hàng hóa, ngành hàng có sức cạnh tranh…


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

ĐỨC MINH- CHÂN LUẬN

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.