|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đừng buộc nhà đầu tư giáo dục phải gian dối

06:56 | 17/05/2018
Chia sẻ
Bộ GD&ĐT nên vận dụng tinh thần kiến tạo nhằm tạo điều kiện cho trường tư thục ra đời thuận lợi.
dung buoc nha dau tu giao duc phai gian doi Dịch vụ giúp người học tránh những cơ sở giáo dục có chất lượng tồi
dung buoc nha dau tu giao duc phai gian doi Tham vọng giáo dục của tỷ phú Phạm Nhật Vượng Vingroup

Hội thảo góp ý về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo vừa diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Bộ GD&ĐT tổ chức.

Thành lập trường ngoài công lập cực kỳ khó

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, nói hiện nay việc cấp quyết định thành lập trường ngoài công lập cực kỳ khó vì hiện vẫn có hai giấy phép thuộc “hai cấp” khác nhau: Giấy phép thành lập và cấp phép hoạt động.

“Chưa có giấy phép thành lập, chưa có tư cách pháp nhân làm sao có thể ký hợp đồng với giáo viên. Trong khi đó, xin thành lập trường tiểu học thì yêu cầu đề án phải có mấy chục giáo viên có hợp đồng, chứng chỉ. Xin thú thực tôi phải tạo giấy tờ giả, với các giáo viên tôi gọi điện thoại bảo nộp hồ sơ vào đi và mọi chuyện cũng qua” - ông Khang nói.

Ông Khang đặt vấn đề: Bộ GD&ĐT vẫn buộc các nhà đầu tư giáo dục phải gian dối. “Nên công khai, minh bạch, rõ ràng. Bộ cứ công nhận pháp nhân trường đi, coi đó là ý tưởng đầu tư khởi nghiệp và cấp phép cho trường đủ tư cách pháp nhân. Từ cấp phép thành lập đến cấp phép hoạt động có nhiều thời gian chuẩn bị, có thể áp dụng giai đoạn này là hậu kiểm” - ông Khang nói và đề nghị cần đơn giản hơn nữa các điều kiện, quy định trong Nghị định 46/2017.

Ông Khang cũng đề nghị Bộ GD&ĐT vận dụng tinh thần kiến tạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho trường tư thục ra đời thuận lợi, lớn lên và thành mảnh đất để “nhà đầu tư gieo hạt”.

Cũng trong tinh thần nói thẳng, giám đốc pháp chế của Apollo Việt Nam và ĐH Anh quốc Việt Nam, luật sư Nguyễn Kim Dung, nói việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được các nhà đầu tư giáo dục mong mỏi hằng ngày.Thậm chí luật sư Dung còn bày tỏ vui mừng vì trong dự thảo cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh của Bộ GD&ĐT có quá nhiều điểm tiến bộ.

Tuy vậy, bà Dung vẫn nói: “Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp phép. Bởi nếu cắt giảm điều kiện kinh doanh mà không cắt giảm thủ tục hành chính song hành thì hiệu quả cắt giảm điều kiện kinh doanh không cao”.

dung buoc nha dau tu giao duc phai gian doi
Việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được các nhà đầu tư giáo dục mong mỏi hằng ngày. Ảnh: Hoàng Giang

“Bộ nhiều việc lắm”

Ông Đặng Văn Định, đại diện Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cũng đồng tình với kiến nghị không để địa phương thẩm định các trường ĐH, bởi theo ông “nếu vậy thì lắm chuyện lắm”.

Ông Định cho hay vấn đề này thuộc quyền tự chủ của ĐH và các ĐH cần nâng cao năng lực quản trị, kể cả công lẫn tư thục. “Nhiều việc nên để cho các trường quyết, vì quản trị là câu chuyện phức tạp. Không nên việc gì cũng đưa lên Bộ, vì Bộ nhiều việc lắm” - ông Định nói. Đồng thời, ông Định cũng đề xuất Bộ GD&ĐT tham khảo các quy định trong Luật Doanh nghiệp để đưa ra những chính sách phù hợp.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT ĐH FPT, cũng nêu nhiều bất cập trong đầu tư giáo dục đối với lĩnh vực ĐH. Ông Tùng cho rằng nhiều quy định có vẻ như đang hạn chế cạnh tranh, chỉ yêu cầu đối với ĐH trong nước, còn nước ngoài thì không bị chế định.

“Để thành lập trường, ĐH Việt Nam được yêu cầu phải phải có 5 ha đất, vốn 1.000 tỉ đồng trở lên… trong khi điều này không yêu cầu đối với ĐH nước ngoài” - ông Tùng dẫn chứng.

Bà Mai Thị Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT, nói các ý kiến tại hội thảo có nhiều giải pháp và Bộ sẽ cân nhắc, xem xét. Những ý kiến nào vượt quá thẩm quyền, Bộ sẽ gửi sang các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng.

Cắt bỏ 110 điều kiện kinh doanh còn ít

Bộ GD&ĐT dự kiến cắt giảm 110 điều kiện kinh doanh nhưng luật sư Nguyễn Kim Dung có vẻ chưa hài lòng nên đề xuất cắt giảm thêm nhiều điều kiện, thủ tục trong Nghị định 46/2017. Cụ thể như bỏ quy định phải có “xác nhận của UBND cấp tỉnh” về danh sách giáo viên, thống kê cơ sở vật chất.

“Những quy định này tạo thêm thủ tục hành chính vì UBND cần có một thủ tục ủy quyền cho Sở GD&ĐT. Để UBND tỉnh có cơ sở ủy quyền thì trường phải có văn bản đề nghị. Trong khi đó, vụ chức năng của Bộ vẫn thẩm tra hai hạng mục này” - LS Dung phân tích và đề xuất bỏ thêm năm quy định khác về đội ngũ nhà giáo, quy trình cho phép thành lập, tiếp nhận học sinh Việt Nam và hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

Chân Luận