|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục xuống thấp kỉ lục vì thương chiến

07:58 | 08/09/2019
Chia sẻ
Các nhà kinh tế tại Oxford Economics, Bloomberg Economics và nhiều ngân hàng lớn đang đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống các mức thấp chưa từng thấy trong lịch sử vì rủi ro từ cuộc chiến thuế quan với Mỹ.

Quí II/2019, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 6,2% - mức thấp nhất kể từ khi có số liệu so sánh năm 1992. Trong quí I, tốc độ tăng trưởng cũng chỉ đạt 6,4%.

Theo hãng tin Bloomberg, ông Louis Kuijs – kinh tế trưởng khu vực Châu Á của Oxford Economics dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chậm xuống còn 5,7% vào quí IV/2019 và sẽ duy trì quanh mức này trong năm 2020.

Theo ông Kuijs, nhu cầu tín dụng thời gian gần đây khá yếu, một số biện pháp nới lỏng có chọn lọc kể từ cuối năm ngoái đã giúp kìm hãm đà giảm nhưng tác động vẫn còn tương đối hạn chế.

Chuyên gia kinh tế Helen Qiao của Bank of America thì hạ dự báo tăng trưởng năm 2020 từ 6% xuống còn 5,7% và cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang hành động quá chậm trong việc kích thích kinh tế

"Lí do chủ yếu của việc phản ứng chính sách chậm chạp là các cơ quan chức năng đang đợi chỉ thị từ các lãnh đạo cấp cao nhất để chuyển định hướng chính sách sang phía nới lỏng", bà Qiao nói.

Ngân hàng UBS Group AG thì nhận thấy các chính sách kinh tế sẽ được thực hiện theo hướng nới lỏng tiền tệ nhưng cũng dự báo các nhà làm chính sách sẽ hạn chế thúc đẩy thị trường bất động sản, trừ khi xảy ra suy thoái nghiêm trọng.

Hồi đầu tháng 8, UBS dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2020 đạt 6,1% nhưng sau đó hạ xuống còn 5,8%. Bước sang đầu tháng 9, chuyên gia kinh tế Wang Tao của UBS kì vọng tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ chỉ còn 5,5%.

Bà Chang Shu – Kinh tế trưởng khu vực châu Á của Bloomberg dự báo "Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ còn 6% trong năm nay và 5,6% trong năm 2020. Chúng tôi đưa ra dự báo tăng trưởng thấp đi do những rủi ro liên quan đến đe dọa thuế quan và tác động tiêu cực tới niềm tin doanh nghiệp".

Hiện không rõ ngân hàng trung ương của Trung Quốc còn dư địa chinh sách đến đâu, tuy nhiên thuế quan bổ sung áp lên hàng nhập khẩu cũng như cú sốc nguồn cung nội địa sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát. Chưa kể, đồng nhân dân tệ đã mất giá khoảng 4% kể từ tháng 8.

Nhiều nhà phân tích cho rằng lạm phát trong những tháng tới có thể vượt quá mục tiêu 3% mà chính phủ Trung Quốc đặt ra.

Mới đây hôm 6/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả ngân hàng thương mại. Động thái này sẽ giải phóng tổng cộng khoảng 900 tỉ nhân dân tệ (tương đương 126 tỉ USD) thanh khoản

Các ngân hàng có thể sử dụng số tiền này để tăng cường cho vay và hỗ trợ chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế đang trên đà suy giảm vì thương chiến của Trung Quốc.

"Rủi ro chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang là rất lớn, tạo áp lực tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc", chuyên gia Wang Tao của UBS nhận định.

tariff consumer

Phần lớn thuế quan từ Mỹ vào Trung Quốc đã bị đánh thuế. Nguồn: Bloomberg.

Dự báo tiêu cực mà các chuyên gia đưa ra càng làm nhà đầu tư lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi chỉ số PMI do Viện quản lí Nguồn cung (ISM) công bố đầu tháng 9 cho thấy khu vực sản xuất của Mỹ lần đầu tiên thu hẹp hoạt động kể từ năm 2016.

Trong khi đó, hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới không thể hiện bất cứ dấu hiệu gì trong việc xuống thang căng thẳng về thương mại.

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.