|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 30/6: Nhiều địa phương tiếp tục tăng?

18:30 | 29/06/2023
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (29/6) tăng cao nhất 3.000 đồng/kg. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đã khẳng định những thành công bước đầu, hiệu quả sản xuất được nâng lên và đặc biệt chất thải ra môi trường giảm đáng kể.

Giá heo hơi hôm nay trong khoảng 58.000 - 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng 1.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng một giá, heo hơi tại Bắc Giang được giao dịch ở mức 63.000 đồng/kg, cùng với các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình. 62.000 đồng/kg là mức giao dịch được chứng kiến tại các tỉnh, thành khác.

Cùng thời điểm khảo sát, giá heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng nhẹ. Trong đó, heo hơi tại tỉnh Thanh Hóa được thu mua với giá 63.000 đồng/kg sau khi tăng 1.000 đồng/kg. Các địa phương bao gồm ​​Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị giao dịch ở mức 62.000 đồng/kg. Thương lái tại các địa phương còn lại thu mua với giá trong khoảng 58.000 - 59.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi tại miền Nam tăng cao nhất 3.000 đồng/kg. Trong đó, TP Cần Thơ điều chỉnh giá heo hơi tăng 3.000 đồng/kg đạt 61.000 đồng/kg. 60.000 đồng/kg là mức giao dịch được ghi nhận tại tỉnh Bạc Liêu, tăng 2.000 đồng/kg. Thương lái tại hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang giao dịch cùng mức 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tiếp tục tăng vào ngày mai do thị trường có nhiều biến chuyển tích cực mới.

Ảnh minh họa: Anh Thư

Bình Phước: Thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn

Thực tế cho thấy, nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn đã gắn kết các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, mỗi đối tượng là một mắt xích trong chuỗi tuần hoàn, mục tiêu là giảm nguyên liệu đầu vào. Người nông dân tùy điều kiện sản xuất để lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi với quy mô phù hợp chuỗi vận hành.

Huyện biên giới Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) hiện có hơn 481.000 con heo với 100 trang trại; 81.500 con dê; 14.200 con trâu, bò và hơn 1 triệu con gia cầm. Tận dụng lợi thế, không chỉ các trang trại chăn nuôi lớn mà nhiều gia trại, nông hộ trên địa bàn cũng đã phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn. Điển hình có các mô hình: Nuôi dê - trồng tiêu; nuôi bò, dê - trồng cỏ; vườn - chuồng - biogas; sản xuất tổng hợp nuôi dê, gà - trồng tiêu, cỏ, cây ăn trái… đã mang lại đa giá trị cho người nông dân.

Theo ông Phan Huy Hân, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, để ứng dụng công nghệ vào sản xuất, cấp ủy, chính quyền huyện Lộc Ninh tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân, đồng thời cùng nông dân giải quyết những khó khăn, vướng mắc, theo báo Bình Phước.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đã khẳng định những thành công bước đầu, hiệu quả sản xuất được nâng lên và đặc biệt chất thải ra môi trường giảm đáng kể. Lộc Ninh tiếp tục định hướng thúc đẩy nông nghiệp vùng biên phát triển bền vững, gắn với bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái như mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 phải “xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Anh Thư