|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 22/10: Tự doanh rót trăm tỉ vào VRE, mua ròng ba phiên liên tiếp

09:01 | 22/10/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh 22/10, nhóm chứng khoán chịu áp lực bán mạnh nhất kéo phần lớn cổ phiếu giảm sâu. Khối tự doanh duy trì gom 164 tỉ đồng phiên thứ ba liên tiếp bất chấp đà bán ròng từ khối ngoại chưa có dấu hiệu ngừng.

Dòng tiền thông minh tạo áp lực bán lên nhóm chứng khoán

Áp lực bán cuối phiên 21/10 mạnh dần khiến thị trường phải đóng cửa ở mức thấp nhất của ngày. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,39 điểm so với ngày hôm qua, tạm thời dừng chân ở mốc 939,03 điểm. 

Trái với sự dẫn dắt trong những phiên trước thì hai cổ phiếu ngân hàng là VCB và CTG lại là tác nhân lớn nhất khiến thị trường giảm điểm trong phiên hôm qua.

Bức tranh tổng quát của thị trường trong phiên giao dịch hôm qua mang màu đỏ chủ đạo khi trên sàn HOSE có đến 239 mã đóng cửa giảm điểm so với phiên trước đó. Phần lớn nhóm ngành đều có chung trạng thái với thị trường, kể cả những nhóm ngành mang tính phòng thủ như thủy điện hay dược phẩm. 

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau những phiên dẫn dắt thị trường thì ngày hôm qua cũng đã không thể trụ vững được trước lực bán của thị trường. Điểm tích cực là sắc xanh vẫn len lỏi trên một số cổ phiếu như BID, STB, LPB của nhóm ngân hàng hay các mã VHM, NVL, VRE của nhóm bất động sản. 

Nhóm ngành bị bán mạnh nhất trong phiên thuộc về nhóm chứng khoán, khi phần lớn các cổ phiếu đều có mức giảm mạnh, VCI thậm chí đóng cửa mức giá sàn.

Khối tự doanh mua ròng 164 tỉ đồng phiên thứ ba liên tiếp

Thống kê giao dịch phiên 21/10, bộ phận tự doanh CTCK mua ròng 164 tỉ đồng với khối lượng 4,8 triệu đơn vị. Đây là phiên mua ròng thứ ba liên tục của khối này.

Dòng tiền thông minh 22/10: Tự doanh rót trăm tỉ vào VRE, mua ròng ba phiên liên tiếp - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Đáng chú ý, khối tự doanh mua vào duy nhất cổ phiếu VRE trên trăm tỉ đồng (114,5 tỉ đồng). Theo sau đó, dòng vốn tự doanh tìm đến cổ phiếu TCB (41 tỉ đồng), GAB (33,4 tỉ đồng) và MWG (28,7 tỉ đồng).

Ngoài ra, các mã cùng chiều mua vào ghi nhận giá trị trên 10 tỉ đồng trong phiên như HPG (17,5 tỉ đồng), VPB (16,8 tỉ đồng) và VHM (13,7 tỉ đồng). Mặt khác, khối tự doanh còn rót vốn cho cổ phiếu VNM, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 và cổ phiếu TDH.

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu chịu áp lực bán ra mạnh nhất từ khối tự doanh là HPG (62,13 tỉ đồng). Bên cạnh đó, bộ phận tự doanh rút vốn khỏi cổ phiếu MWG (23 tỉ đồng), VPB (14,2 tỉ đồng), VCB (13,1 tỉ đồng) và REE (11 tỉ đồng). 

Cùng với đó, khối này còn bán cổ phiếu STB (8 tỉ đồng), DXG (6 tỉ đồng), MBB (5,9 tỉ đồng), cuối cùng là TCB và VHM lọt top10 bán ra.

Ngược chiều tự doanh, khối ngoại tiếp tục xả 350 tỉ đồng toàn thị trường 

Trên HOSE, khối ngoại giảm đà bán ròng trên HOSE xuống còn 379 tỉ đồng với khối lượng 8,2 triệu đơn vị. Trong đó khối này rút ròng VRE gần trăm tỉ đồng (99,77 tỉ đồng), theo sau là MSN (75,48 tỉ đồng), VHM (67,02 tỉ đồng), CTG (34,78 tỉ đồng) và HDB (27,65 tỉ đồng).

Cùng chiều, dòng tiền rút khỏi các mã gồm VCB (26,09 tỉ đồng), GAS (25,31 tỉ đồng), KDH (18,24 tỉ đồng), ngoài ra còn có cổ phiếu SSI (13,86 tỉ đồng) và PTB (11,02 tỉ đồng).

Ngược lại, cổ phiếu HPG dẫn đầu phía mua ròng với giá trị 48,68 tỉ đồng. Theo sau đó là mã DXG với giá trị mua ròng đạt 25,65 tỉ đồng. Mặt khác, các cổ phiếu thu hút dòng vốn ngoại dưới 10 tỉ đồng như VHC (9,98 tỉ đồng), REE (9,67 tỉ đồng), NLG (8,16 tỉ đồng) và GVR (7,44 tỉ đồng).

Ngoài ra, các mã lọt top mua ròng còn có hai chứng chỉ quĩ FUEVFVND (4,43 tỉ đồng), FUESSV30 (4,41 tỉ đồng) và hai cổ phiếu VCI (4,29 tỉ đồng), VIC (3,98 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng 22,3 tỉ đồng với khối lượng tương ứng 1,6 triệu cổ phiếu. Dòng vốn ngoại trong phiên chủ yếu tìm đến mã SHS (21,2 tỉ đồng), kế đến là cổ phiếu BAX với giá trị 1,9 tỉ đồng. Trong khi đó, cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất là DTD (2,7 tỉ đồng). 

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng gần 6 tỉ đồng với khối lượng 54.619 đơn vị. Khối ngoại tập trung gom cổ phiếu ACV (3,9 tỉ đồng) và SIP (2,6 tỉ đồng). Trái lại, dòng vốn ngoại tập trung rút khỏi mã MSR (1,8 tỉ đồng).

F&N Dairy muốn gom 21 triệu cp VNM, Trưởng BKS Địa ốc First Real đăng kí bán 200.000 cp

Thông tin giao dịch đáng chú ý trên HOSE, F&N Dairy Investment Ltd. tiếp tục đăng kí mua gần 21 triệu cp VNM của Vinamilk trong thời gian từ 26/10 đến 24/11. Hiện, tổ chức đến từ Singgapore này đang sở hữu 17,69% vốn điều lệ Vinamilk.

Ông Nguyễn Xuân Trung, Trưởng ban kiểm soát CTCP Địa ốc First Real muốn bán 200.000 cp FIR, dự kiến giảm tỉ lệ sở hữu về 0,735% vốn cổ phần. Thời gian giao dịch theo như đăng kí từ ngày 26/10 đến 24/11. 

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.