|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 13/5: Dòng tiền cá nhân nâng đỡ thị trường phiên VN-Index rơi gần 63 điểm, tâm điểm mua ròng STB, DIG, HPG

08:01 | 13/05/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index bốc hơi gần 63 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân giữ vai trò nâng đỡ thị trường khi là bên mua ròng duy nhất. Trong đó họ mua ròng 744 tỷ đồng, tính riêng kênh khớp lệnh thì khối này gom ròng 835 tỷ đồng.

Bất chấp khả năng hồi phục trong phiên trước, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khởi đầu phiên với sắc đỏ, một phần do ảnh hưởng từ diễn biến kém khả quan của thị trường chứng khoán thế giới. Nhịp giảm điểm này càng lúc càng mở rộng trước tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Kết phiên, VN-Index giảm 62,69 điểm (-4,82%) và đóng cửa tại 1.238,84 điểm.

Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp, với 516,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Mức giảm điểm sâu của thị trường có ảnh hưởng lớn từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nên nhìn chung nhóm VN30 có diễn biến kém hơn thị trường chung. Trong nhóm chỉ có 1 mã duy nhất đóng cửa trong sắc xanh là SAB (+0,9%), còn lại đều giảm giá. Đặc biệt là có đến 11 mã đóng cửa với mức giá sàn như VRE (-6,9%), TCB (-6,9%), SSI (-6,9%), GVR (-6,9%), STB (-6,8%) …

Dưới áp lực bán tháo của thị trường chung, hầu hết các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ. Số lượng cổ phiếu còn tăng giá rất khiêm tốn, 39 mã trên sàn HOSE và 31 mã trên sàn HNX. Trong đó, những nhóm ngành giảm sâu có thể kể đến như dầu khí, công nghệ, chứng khoán, ngân hàng …

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội tiếp đà bán ròng gần 640 tỷ đồng phiên VN-Index giảm sâu  

Trong phiên giao dịch vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) nới rộng quy mô bán ròng lên 637 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 730 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 8/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm ngân hàng. Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có STB, DIG, HPG, VIC, VHM, NVL, VPB, TCB, VNM, MSN.

Theo thống kê từ FiinTrade, thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 6% so với trung bình 5 phiên trước đó và tỷ trọng giá trị giao dịch lên đến 16,64%, cao nhất trong vòng 3 phiên.

Nhóm cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất là VPB, STB, TCB, MBB, SHB, CTG, ACB, LPB, VCB, TPB, toàn bộ số này giảm điểm, trong đó 4/10 mã giảm sàn cho thấy áp lực bán mạnh. Quan sát diễn biến của nhóm cổ phiếu “vua”, duy nhất EIB còn tăng điểm.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm ngân hàng so với chính nó quay đầu đi lên sau khi chạm về vùng thấp trong vòng 1 năm, giá trị vẫn ở mức âm cho thấy trước đó dòng tiền đã rút ra mạnh khỏi nhóm này.

Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường vẫn ở vùng cao và đang đi lên, tạo phân kỳ với chỉ số giá. Điều này cho thấy tiền vào nhóm này mạnh hơn thị trường chung nhưng chưa thể đỡ giá lên, cung hàng vẫn còn lớn.

Trở lại với giao dịch của tổ chức nội, dòng tiền khối này chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp bán lẻ. Top mua ròng có MWG, DGC, PNJ, REE, FUEVFVND, HCM, HT1, VHC, PAN, BVH.

Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 12/5. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT cá nhân nới rộng quy mô giải ngân lên gần 750 tỷ đồng, giao dịch chủ yếu đối ứng với tổ chức nội

Trong phiên VN-Index bốc hơi gần 63 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân giữ vai trò nâng đỡ thị trường khi là bên mua ròng duy nhất. Trong đó họ mua ròng 744 tỷ đồng, tính riêng kênh khớp lệnh thì khối này gom ròng 835 tỷ đồng.                  

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu như STB, DIG, HPG, VIC, NVL, MSN, TCB, VPB, VHM, ACB.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm bán lẻ, hóa chất. Top bán ròng có: DGC, MWG, PNJ, VHC, REE, HDG, MIG, HT1, VCI.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 12/5. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại rút ròng gần 110 tỷ đồng, tâm điểm loạt bluechips

Về phía NĐT nước ngoài, dòng vốn từ khối này vẫn chưa quay lại thị trường khi duy trì bán ròng 106 tỷ đồng, toàn bộ giao dịch được thực hiện qua kênh khớp lệnh.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã: STB, DGC, VNM, HDG, VHM, MIG, VHC, SSB, SAB, VCI.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, khối ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, VIC, VCB, FUEVFVND, DIG, MSN, PLX, CII, SBT.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.