Đông Nam Á sẽ hưởng lợi từ Vành đai - Con đường 2.0
Cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã tập trung tại Bangkok để tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 34 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chậm lại.
Nếu họ nhận ra tiềm năng chưa được khai thác của châu Á để duy trì tăng trưởng, họ cần nắm bắt các cơ hội do Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc để thúc đẩy thương mại, khuyến khích đầu tư và phát triển nền kinh tế.
Đông Nam Á là nơi thử nghiệm tự nhiên cho BRI 2.0, phiên bản mới của Chương trình đầu tư cợ sở hạ tầng rộng lớn, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tại Diễn đàn Vành đai và Con đường vào tháng 4.
Đông Nam Á là khu vực hội đủ mọi điều kiện thuận lợi. Nhưng để có thể hưởng lợi từ sự đóng góp của Trung Quốc, khu vực này cần thúc đẩy hội nhập thị trường và giảm các rào cản thương mại.
Đông Nam Á có mối quan hệ hàng thiên niên kỷ, cả về lịch sử và thượng mại, với Trung Quốc, lợi thế của sự gần gũi, và sẽ được hưởng lợi từ thực tế là toàn cầu hóa diễn ra dưới nhiều hướng, hợp tác khu vực sẽ là con đường tốt nhất.
Sự hợp tác trong BRI đến từ nhiều khía cạnh, nhưng với khu vực Đông Nam Á, dự án này nên tập trung vào 2 khía cạnh. Thứ nhất là cơ sở hạ tầng kết nối như: đường bộ, cảng, đường sắt và hệ thống kỹ thuật số - đây là cầu nối để kéo các nước Đông Nam Á xích lại gần nhau.
Cho đến nay, một số quốc gia vẫn cảnh giác với các đề nghị của Trung Quốc trong BRI. Nguyên nhân là do sự thiếu rõ ràng trong một số thỏa thuận đã được ký kết trong những năm trước. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến vấn đề này tại diễn đàn và hứa hẹn: "Mọi thứ nên được thực hiện một cách minh bạch và chúng tôi sẽ không khoan nhượng với tham nhũng".
Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính rằng, mỗi năm Châu Á cần đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng. Cho đến nay, khoảng 80% tài chính cho các dự án Vành đai và Con đường đã đến từ các ngân hàng chính sách của Trung Quốc, dù túi tiền của Trung Quốc có sâu đến đâu, thì họ cũng khó lòng đáp ứng được quy mô mà BRI hướng đến.
Với BRI 2.0, đóng góp của Trung Quốc được coi là nguồn vốn hạt giống để thu hút đầu tư thương mại từ cả trong và ngoài Trung Quốc, bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng và thị trường trái phiếu quốc tế. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương nói với các đại biểu tại diễn đàn rằng họ sẽ "xây dựng một hệ thống tài chính và đầu tư theo định hướng thị trường". Điều này cho thấy nếu Bắc Kinh muốn huy động được vốn quốc tế để thực hiện ước mơ của mình, thì các dự án BRI phải tạo ra lợi nhuận thương mại, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch và tuân thủ các thông lệ tốt nhất toàn cầu về quản trị và bền vững.
Thủ tướng Malaysia - Mahathir Mohamad phát biểu tại Diễn đàn Vành đai và Con đường. Ảnh: AP
Để đạt được những điều trên, Trung Quốc phải thuyết phục các quốc gia nhận vốn, những nước cho rằng Trung Quốc đã đội giá các dự án và khả năng sinh lời của các dự án này vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Mặc dù không có thỏa thuận mới nào được công bố sau diễn đàn, việc Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán lại các điều khoản của dự án đường sắt ở Malaysia và tiếp tục sửa đổi cấu trúc của một thỏa thuận tương tự với Thái Lan thể hiện sự linh hoạt và đáp ứng mới đối với các quốc gia tiếp nhận. Trung Quốc cũng đã cam kết tăng sử dụng lao động và tài nguyên ở các nước sở tại.
Các hướng dẫn của chính phủ Trung Quốc về tài chính cho BRI, được ký bởi các quốc gia khác nhau như Anh, Thụy Sĩ và một nửa thành viên ASEAN, đặt ra vai trò chung cho các chính phủ, ngân hàng chính sách và khu vực tư nhân. Sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ giúp đảm bảo rằng các dự án phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu về tính khả thi, minh bạch và quản trị.
Nếu BRI có thể thực hiện các tiêu chuẩn này, nó sẽ là cơ hội hiếm có cho thị trường tài chính, đặc biệt là ở Hồng Kông và Singapore, để giúp tạo ra cấu trúc cho việc huy động tài chính cho một cuộc cách mạng cơ sở hạ tầng toàn cầu.
Điểm nổi bật thứ hai là lợi ích lâu dài mà các khoản đầu tư BRI sẽ tạo ra ở các quốc gia nhận vốn. Với BRI, Trung Quốc đang tích cực khuyến khích đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt là các ngành công nghiệp thâm dụng lao động mà họ muốn thay thế bằng sản xuất công nghệ cao mới.
Đây không chỉ là cơ hội cho các công ty trong khu vực, mà cả các công ty quốc tế đã sản xuất, gia công tại Trung Quốc, nhưng giờ đây họ lại đang cân nhắc các lựa chọn thay thế.
Đối với các nhà đầu tư trong khu vực, Trung Quốc và quốc tế, sự tham gia ngày càng sâu rộng của Trung Quốc với Đông Nam Á có thể mang lại một sự thúc đẩy kinh tế sẽ lan rộng ra khắp khu vực. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi BRI có khả năng đẩy nhanh việc mở rộng tầng lớp trung lưu của khu vực, ngày càng thay đổi mục tiêu đầu tư vào sản xuất từ xuất khẩu sang tiêu dùng địa phương.
Nhưng Đông Nam Á nên nỗ lực nhiều hơn hưởng lợi từ những cơ hội này. Khu vực này sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, nếu có thể khởi động lại chương trình hội nhập ASEAN bị đình trệ bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước.
Với dân số kết hợp khoảng 650 triệu người và GDP ở mức 2,4 nghìn tỷ USD, Đông Nam Á là một thị trường hấp dẫn và là địa điểm tốt cho các chuỗi cung ứng, nhưng đang bị kìm hãm bởi hàng rào thương mại khu vực và phi thuế quan.
Những điều này làm tăng chi phí cho các công ty muốn chuyển từ sản xuất linh kiện sang giai đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng hoặc sản xuất thành phẩm cho người tiêu dùng địa phương. Những tác động bất lợi của việc loại bỏ các rào cản là hạn chế. Ưu điểm thì là rất lớn: một tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần đây đã ước tính rằng việc loại bỏ các rào cản thương mại ở châu Á sẽ làm tăng nhập khẩu nội khối lên 76%.
BRI 2.0 là cơ hội tuyệt vời để Đông Nam Á bước vào giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Cam kết mới về tính minh bạch hứa hẹn một kỷ nguyên mới của quan hệ đối tác, có lợi cho tất cả các bên.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông David Liao, CEO và chủ tịch của HSBC Bank (Trung Quốc).
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/