Động lực của sự bùng nổ xuất khẩu gạo tại Ấn Độ
Ấn Độ nổi lên là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2011 - 2012, thay Thái Lan ngồi vào vị trí dẫn đầu. Và có hai nguyên nhân giúp thực hiện điều này.
Đầu tiên là quyết định của chính phủ Ấn Độ hồi tháng 2/2011 về việc dỡ bỏ lệnh cấm kéo dài trong 4 năm đối với xuất khẩu các loại gạo non-basmati, mở đường cho sự gia tăng xuất khẩu của các loại gạo này.
Thứ hai là quyết định của chính phủ Thái Lan khi đó dưới thời Thủ tướng Yingluck Shinawatra, cũng được đưa ra trong năm 2011, nhằm ủng hộ người nông dân bằng cách củng cố Kế hoạch dự trữ gạo, theo đó cam kết sẽ mua một lượng gạo không giới hạn với mức giá tăng 50% so với năm 2010. Việc tăng giá trong nước rõ ràng đã làm giảm sự khuyến khích bán tại các thị trường xuất khẩu, thay vào đó là bán cho chính phủ hoặc thị trường địa phương.
Ấn Độ là một người thụ hưởng chính từ sự kiện này, ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu các loại gạo non-basmati. Xuất khẩu gạo các loại đã lên tới 4 triệu tấn trong năm 2011 - 2012, so với mức 100.000 tấn trong năm 2010 - 2011. Xuất khẩu gạo basmati trong hai năm đó lần lượt đạt 2,3 và 3,2 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo non-basmati tăng
Với hoàn cảnh trên, Ấn Độ gia tăng sự thống trị trên thị trường gạo toàn cầu là điều không quá khó để giái thích. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự gia tăng liên tục trong xuất khẩu các loại gạo non-basmati kể từ đó, lên tới 8,2 triệu tấn trong năm 2014 - 2015 và giảm còn 6,4 triệu tấn trong năm tiếp theo, sau đó tăng trở lại lên tới 8,6 triệu tấn vào 2017 - 2018.
Xuất khẩu gạo non-basmati tiếp tục tăng mạnh bất chấp sự khác biệt đáng kể về giá giữa các giống gạo basmati và non-basmati, vì sự chênh lệch về ngoại hối thu được từ xuất khẩu của các giống này đã thu hẹp đáng kể.
Nguồn: The Hindu Business Line. |
Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu gạo non-basmati vẫn xảy ra mặc dù chương trình cam kết tăng thu mua tại Thái Lan đã bị tạm ngừng vào đầu năm 2014. Sản xuất tại Ấn Độ không tăng nhiều cho đến năm 2016 - 2017, dao động trong khoảng 104 - 107 triệu tấn trong giai đoạn 2011 - 2012 và 2015 - 2016, trước khi lên đến 110 - 113 triệu tấn trong hai năm tiếp theo. Và Việt Nam trở thành người chơi lớn thứ ba trên thị trường thế giới.
Thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu thế giới những năm gần đây (2014 - 2018) vẫn ở mức 25- 26%, Thái Lan dao động trong khoảng từ 22 - 25% và Việt Nam là 13 - 16%. Vì vậy, tỉ lệ xuất khẩu trên sản xuất gạo ở Ấn Độ đã tăng từ 2,4% trong năm 2009 - 2010 lên 6,8% trong năm 2011 - 2012 và 9,6% trong năm 2012 - 2013, sau đó dao động trong khoảng 9,9 - 11,3% .
Trong trường hợp bình thường, điều này sẽ khiến giá tăng ở một mức độ nào đó trên thị trường nội địa và không khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, động lực để xuất khẩu dường như vẫn còn lớn và dai dẳng.
Điều này cho thấy rằng trong một thời gian tương đối dài, nhu cầu gạo trong nước vẫn ở dưới mức sẵn có trong nước, ngay cả khi đã tính đến tỉ lệ xuất khẩu tăng.
Đây là điều đáng ngạc nhiên, vì chính phủ giới thiệu chương trình thu mua trên thị trường. Khối lượng thu mua của chính phủ dao động trong khoảng 32 - 35 triệu tấn trong giai đoạn 2011 - 2012 - 2015, trước khi lên đến 38 triệu tấn trong hai năm sau đó khi sản lượng cũng tăng.
Giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) (được điều chỉnh cho chuyển đổi lúa gạo sang gạo), mức giá chính phủ dùng để mua gạo và có thể đặt ra mức sàn cho giá thị trường, tăng theo thời gian nhưng vẫn nhất quán dưới mức giá xuất khẩu gạo loại A của Ấn Độ cho đến giữa năm 2015.
MSP tăng mạnh trong thời gian gần đây đã khiến hoạt động xuất khẩu chậm lại. Vì vậy, thay vì giá mua, có thể lượng mua sắm được giữ ở mức không ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu gạo.
Ảnh minh họa. |
Nhu cầu trong nước giảm
Một lần nữa, điều này cho thấy nhu cầu gạo trong nước vẫn thấp hơn nguồn cung sẵn có trong nước, mặc dù tỉ trọng xuất khẩu sản xuất trong nước tăng. Nhu cầu sụt giảm đã tác động tới nông dân, những người cảm thấy trồng trọt ngày càng không khả thi mặc dù xuất khẩu gạo tăng.
Bên cạnh đó, lợi ích của một mức giá quốc tế dường như không được tích lũy cho người tiêu dùng. Giá bán lẻ ở tất cả các thành phố đô thị vẫn cao hơn giá xuất khẩu, cho thấy tỉ lệ phân phối ở mức cao và đang gia tăng.
Vì vậy, tự do hóa thương mại gạo dường như chỉ có lợi cho một bộ phận, các nhà tư bản thương gia, mà không phải là nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng thực tế.
Xem thêm |