|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh thu doanh nghiệp ngành bia giảm sâu, nhiều trường hợp lãi chuyển thành lỗ vì tác động kép của COVID-19 và Nghị định 100

11:55 | 18/04/2020
Chia sẻ
Đây là hệ quả khó tránh khỏi với các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn trong những quí đầu năm 2020.

Theo thống của người viết, nhiều doanh sản xuất ngành bia đã công bố báo cáo tài chính quí I cho đến thời điểm hiện tại, kết quả kinh doanh đều cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với cùng kì năm ngoái. 

Hai "cú đánh" mà các doanh nghiệp trong ngành phải chịu gồm Nghị định 100 - không cho phép lái xe sau khi sử dụng rượu, bia; và đại dịch COVID-19 ập đến ngay sau đó khiến việc kinh doanh bia, nhất là qua sử dụng tại các hàng quán bên ngoài hộ gia đình giảm sút. 

Doanh thu của CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (Mã: SMB) giảm 33% còn 237 tỉ đồng, lợi nhuận gộp giảm gần một nửa còn 41 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong kì chỉ đạt 19 tỉ đồng, giảm 54%. 

Tương tự, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (Mã: WSB) giảm doanh thu từ 249 tỉ đồng xuống 194 tỉ đồng, tương ứng giảm 22%. Lợi nhuận gộp giảm 36%, lợi nhuận ròng 27,5 tỉ đồng, giảm gần 30%. 

Hay như CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi (Mã: BSQ), doanh thu thuần giảm 38% chỉ còn 184 tỉ đồng; lợi nhuận gộp thậm chí giảm tới 73% còn hơn 13 tỉ đồng. Dù chi phí quản lí doanh nghiệp được công ty cắt giảm, tuy vậy lợi nhuận ròng của Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi vẫn giảm 83% chỉ còn 7 tỉ đồng.

Bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nhóm, doanh thu của CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ (Mã: BSP) rơi từ 154 tỉ đồng về 27 tỉ đồng, giảm 82%, thậm chí lỗ gộp hơn 3 tỉ đồng. Mức lỗ sau thuế của Bia Sài Gòn - Phú Thọ là gần 7 tỉ đồng, đổi chiều so với khoản lãi 14 tỉ đồng cùng kì năm ngoái. 

Một doanh nghiệp khác cũng chuyển lãi thành lỗ là CTCP Bia Sài Gòn - Bạc Liêu (Mã: SBL), tuy doanh thu chỉ giảm 6% còn 49 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận gộp của công ty này giảm tới 46%. Điều này khiến Bia Sài Gòn - Bạc Liêu lỗ 247 triệu đồng, trong khi quí I/2019 lãi hơn 3,3 tỉ đồng. 

Cả bốn doanh nghiệp kể trên đều là thành viên của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB), đơn vị đang đứng vị trí số một về thị phần kia cả nước. 

Phía các công ty thành viên của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã: BHN) cũng không sáng sủa hơn. 

Doanh thu của CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (Mã: THB) giảm 39% còn 48 tỉ đồng, lợi nhuận gộp giảm sâu 84% xuống hơn 1 tỉ đồng. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp vẫn tăng, trái ngược với chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 29%. Tuy vậy, Bia Hà Nội - Thanh Hóa vẫn lỗ 11,6 tỉ đồng, gấp đôi quí I năm ngoái. 

Doanh thu của CTCP Habeco Hải Phòng (Mã: HBH) giảm sâu 60% còn 20 tỉ đồng. Với lợi nhuận gộp mỏng manh chỉ 83 triệu đồng, công ty này khó tránh khỏi thua lỗ. Khoản lỗ của Habeco Hải Phòng trong quí I là 2 tỉ đồng, gấp 2,2 lần cùng kì năm ngoái. 

Hay như CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (Mã: HAD), doanh thu chỉ đạt 14 tỉ đồng, giảm 10% và lỗ ròng 1,5 tỉ đồng, tăng gấp đôi.

Trước tác động kép dịch bệnh COVID-19 và Nghị định 100, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có cồn, nhất là với rượu, bia sụt giảm mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (GSO), sản lượng bia toàn quốc trong quí I/2020 giảm 19%, trong khi chỉ ngay năm 2019 trước đó tăng trưởng gần 10%. 

Đông A

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.