|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Doanh thu bảo hiểm gốc 8.900 tỷ đồng, chỉ 56% cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ tham gia bảo hiểm

12:30 | 16/10/2017
Chia sẻ
Doanh thu phí bảo hiểm gốc trong giai đoạn 2007-2016 đạt khoảng 8.900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm. Đây là thông tin được đưa ra trong buổi tổng kết, đánh giá kết quả sau 10 năm thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vừa diễn ra. 
moi chi co 56 co so co nguy hiem ve chay no tham gia bao hiem theo quy dinh
Mới chỉ có 56% cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ tham gia bảo hiểm (Ảnh: mof.gov.vn)

Tổng kết hoạt động công tác về thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (BHCNBB) trong 10 năm qua, cả nước đã có 77.892 cơ sở thuộc diện phải muc bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Trong đó, đã có 43.693 cơ sở đã mua bảo hiểm cháy nổ (chiếm 56%). Trong số các cơ sở đã mua bảo hiểm cháy, nổ có 39.142 cơ sở mua BHCNBB và 4.551 cơ sở mua bảo hiểm mọi rủi ro (trong đó có rủi ro cháy, nổ).

Hiện nay có 29 doanh nghiệp triển khai BHCNBB, với doanh thu phí bảo hiểm gốc trong giai đoạn 2007-2016, đạt khoảng 8.900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm. Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc BHCNBB khoảng 3.500 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc là 39,3%).

Cũng trong giai đoạn này, các DNBH phi nhân thọ đã trích nộp khoảng 72,47 tỷ đồng (tương đương 5% phí bảo hiểm tương ứng) để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, hỗ trợ tuyên truyền, khen thưởng, phổ biến kiến thức pháp luật, thực hiện công tác đề phòng, hạn chế tổn thất.

Cục trưởng Cục Quản lý Bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh nhấn mạnh: “Vai trò của bảo hiểm cháy nổ, bắt buộc ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội. Bảo hiểm không chỉ giúp cho các cơ sở không may bị rủi ro cháy, nổ bù đắp thiệt hại, khôi phục sản xuất, kinh doanh mà còn nâng cao ý thức, kiến thức cho các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng tránh cháy, nổ, đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của người dân”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Khánh cũng cho rằng vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể, mới chỉ có 56% cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tham gia bảo hiểm; kết quả kinh doanh của các DNBH còn chưa tương xứng với tiềm năng; công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cần được quan tâm đẩy mạnh, tăng cường.

Thêm vào đó, những văn bản hướng dẫn về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chưa được hướng dẫn đồng bộ khi các văn bản về phòng cháy, chữa cháy có sự thay đổi. Một số quy định tại Nghị định số 130/2006/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn triển khai chế độ bảo hiểm bắt buộc.

Trong thời gian tới, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 130/2006/NĐ-CP và Nghị định 46/2012/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đang được hoàn thiện. Nghị định này nhằm bổ sung những quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, chế tài bồi thường bảo hiểm, kinh phí đóng góp và cơ chế quản lý sử dụng nguồn kinh phí đóng góp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc...nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan. Đồng thời, khắc phục những tồn tại, vướng mắc sau thời gian thực hiện Nghị định, tạo thuận lợi cho bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

moi chi co 56 co so co nguy hiem ve chay no tham gia bao hiem theo quy dinh Cháy lớn tại nhà máy Hoa Sen Nghệ An, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng

Một vụ cháy lớn vừa xảy ra tại Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An, đóng tại khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh ...

moi chi co 56 co so co nguy hiem ve chay no tham gia bao hiem theo quy dinh Nhựa Tiền Phong: Vụ cháy tối 18/9 thiệt hại 300 triệu đồng, vẫn chưa rõ nguyên nhân

Theo thống kê sơ bộ của Nhựa Tiền Phong, vụ cháy tối 18/9 làm cháy khoảng 20 cuộn ống sản phẩm với giá trị thiệt ...

Trúc Minh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.