|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp nước ngoài ảnh hưởng thế nào khi Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Iran?

08:08 | 09/05/2018
Chia sẻ
Hôm Thứ Ba, tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng thời áp lệnh trừng phạt mới lên quốc gia này nhằm tách Iran ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
doanh nghiep nuoc ngoai anh huong the nao khi my ap lenh trung phat len iran Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, tái trừng phạt kinh tế Iran
doanh nghiep nuoc ngoai anh huong the nao khi my ap lenh trung phat len iran Ai sẽ là 'nạn nhân' nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

“Nước Mỹ sẽ thiết lập hình phạt kinh tế cao nhất. Bất cứ nước nào giúp đỡ Iran trong việc mua vũ khí hạt nhân cũng sẽ bị Mỹ trừng phạt mạnh mẽ”, ông Trump tuyên bố.

Thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 đã giúp gỡ bỏ lệnh trừng phạt lên Iran. Lệnh trừng phạt này khiến lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm tới gần một nửa. Đổi lại, Iran phải đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

doanh nghiep nuoc ngoai anh huong the nao khi my ap lenh trung phat len iran
Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với iran. Ảnh CNBC

Động thái này là một phần lời hứa của ông Trump trong kỳ vận động bầu cử, tuy nhiên nó lại làm căng thẳng mối quan hệ giữa Mỹ và một số nước đồng minh thân cận. Đồng thời, nguồn cung dầu từ thành viên lớn thứ 3 của OPEC cũng bị đứt gãy. Ngoài ra, Iran sẽ có quyền tái khởi động các chương trình hạt nhân và trục xuất thanh tra quốc tế về nước.

Mỹ sẽ tái thực hiện các lệnh trừng phạt lên Iran, chủ yếu nhắm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính và ngành công nghiệp.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Điều này có nghĩa các công ty nước ngoài thực hiện giao dịch mới với Iran cũng sẽ chịu lệnh trừng phạt. Mặc dù vậy, Bộ này cho phép doanh nghiệp nước ngoài kết thúc các hợp đồng đang có hiệu lực với Iran trong vòng 90-180 ngày. Các công ty không chấp hành lệnh trừng phạt Iran sẽ bị cấm tiếp cận thị trường Mỹ.

Ngoài Mỹ, Iran còn đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh. Ba nước Pháp, Đức và Anh bày tỏ quan ngại trước quyết định của ông Trump. Trong một tuyên bố chung hôm Thứ Ba, lãnh đạo ba nước kêu gọi Iran tiếp tục thực hiện thỏa thuận và ông Trump nên tránh các động thái gây cản trở điều này.

Hồi đầu năm, ông Trump từng đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nếu ông không đạt được sự nhất trí của 3 nước Anh, Pháp và Đức trong việc thắt chặt các điều khoản của thỏa thuận. Mặc dù vậy, ông Trump cũng phải xác nhận rằng Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân trong suốt năm đầu tiên ông làm tổng thống Mỹ.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết sẽ tiếp tục thực hiện một phần thỏa thuận hạt nhân ngay cả khi không còn có sự hiện diện của Mỹ.

Đức Quỳnh

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.