Ông Diego Aponte, Tổng Giám đốc Tập đoàn MSC khẳng định Tập đoàn đang xem xét nghiêm túc việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó có cảng Liên Chiểu và các cảng khác tại khu vực phía Nam và phát triển các trung tâm logistics hiện đại.
Đến tháng 2, còn gần 5.000 container hàng tồn tại cảng biển, tăng mạnh so với cuối 2023, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, theo Hải quan TP HCM.
Theo Yuanta, việc tăng giá sàn ở cảng, giá cước vận tải hồi phục, lượng hàng hóa thông qua cảng biển cùng việc xuất nhập khẩu và dòng vốn FDI tích cực sẽ giúp ngành vận tải biển phục hồi.
Sức đề kháng khối doanh nghiệp cảng biển chưa được hồi phục hoàn toàn sau dịch COVID-19, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển cho sát với quy mô đầu tư.
SSI Research cho rằng, nếu đề xuất tăng 10% giá bốc dỡ container được thông qua sẽ có tác động tích cực hoặc không tích cực với một số cảng. Về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu.
Theo VDSC, trong nửa cuối năm 2023, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển sẽ có sự phân hóa rõ rệt khi lợi nhuận Gemadept được dự báo tăng trưởng, trong khi lợi nhuận Xếp dỡ Hải An và Viconship có thể suy giảm so với nửa đầu năm.
Theo đánh giá của BSC, Viconship sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất khu vực Hải Phòng năm 2023 nếu mua lại thành công cảng Nam Hải Đình Vũ từ Gemadept.
Trong 773 tỉ đồng nợ quá hạn thanh toán của Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam thì có 435 tỉ đồng của ngân hàng ACB và đã bị ngân hàng kiện ra toà để yêu cầu hoàn trả.
Theo ông Phạm Quốc Long, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam, “giá dịch vụ tại các cảng biển Việt Nam thậm chí còn đang thấp hơn cả cảng sông tại Campuchia”.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cảng biển có biên lợi nhuận gộp (tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần) và lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2017 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2016.