|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

‘Điểm giao cắt tử thần’ xuất hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ, cơ hội mua vào hay bán ra?

22:57 | 09/12/2018
Chia sẻ
Sau một tuần giao dịch sóng gió, một chỉ báo kĩ thuật quan trọng cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ có thể sẽ phải trải qua nhiều biến động phía trước.
diem giao cat tu than xuat hien tren thi truong chung khoan my co hoi mua vao hay ban ra Chứng khoán Mỹ chao đảo, nhà đầu tư ‘say sóng’

Kết phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần qua, chỉ số S&P 500 giảm 2,3% và đẩy đường bình quân trượt 50 ngày xuống dưới đường bình quân trượt 200 ngày. Đây là tín hiệu kĩ thuật có tên gọi “Điểm giao cắt tử thần” (Death cross) thường cho thấy thị trường đang trong thời kì giá xuống dài hạn.

diem giao cat tu than xuat hien tren thi truong chung khoan my co hoi mua vao hay ban ra
Đường MA 50 (màu trắng) cắt xuống đường MA 200 (màu xanh) của chỉ số S&P 500. Nguồn: Bloomberg.

Lần cuối cùng đường MA 50 cắt xuống dưới đường MA 200 là vào ngày 11/1/2016. Sau một tháng, chỉ số S&P 500 giảm tiếp 4,9% và chạm đáy. Tuy nhiên tính từ khi “điểm giao cắt tử thần” xuất hiện đến cuối năm 2016, chỉ số này tăng 16,4%. Đây là một trong những ví dụ cho thấy “điểm giao cắt tử thần” không phải lúc nào cũng đáng sợ.

Tuy nhiên, tín hiệu này lại dự báo chính xác những đợt khủng hoảng diễn ra vào các năm 1929, 1938, 1974 và 2008. Vào những năm 1930s, nhà đầu tư nào bán ra cổ phiếu khi “điểm giao cắt tử thần” xuất hiện có thể tránh được khoản thua lỗ lên tới 90%.

Trên thị trường tiền ảo, vào ngày 31/3 năm nay, đường MA 50 của giá bitcoin cắt xuống đường MA 200. Từ đó đến nay, giá bitcoin đã giảm 50%, từ 7.175 USD/coin xuống còn 3.588 USD/coin.

diem giao cat tu than xuat hien tren thi truong chung khoan my co hoi mua vao hay ban ra
Diễn biến giá Bitcoin từ đầu năm 2017 đến 9/12. Nguồn: coinmarketcap.com

Nhìn lại những đợt suy giảm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ trong suốt thế kỉ qua, có vẻ tín hiệu “điểm giao cắt tử thần” dự báo đà giảm của thị trường chính xác nhất khi chỉ số đã sụt khoảng 20% khi điểm giao cắt xuất hiện.

Nếu thị trường giảm chưa tới 20% khi đường MA 50 cắt đường MA 200, sự xuất hiện tạm thời của điểm giao cắt có thể là dấu hiệu phản ánh sự suy giảm đã diễn ra trước đó và do vậy hàm ý tín hiệu mua vào.

Trái ngược với tín hiệu "điểm giao cắt tử thần" là tín hiệu "chữ thập vàng" (Golden Death cross) - khi một đường trung bình trượt ngắn (MA 50) cắt lên trên một đường bình quân trượt dài (MA 200).

Nhiều nhà đầu tư coi đây là dấu hiệu của thị trường giá lên và muốn mua vào tại điểm này. Tín hiệu "chữ thập vàng" thường xuất hiện sau một thời kì giá xuống kéo dài đã mất đà. Cũng giống như với tín hiệu "điểm giao cắt tử thần", nhà đầu tư cần xác nhận sự đảo chiều bằng cách đợi đến khi giá đã đi theo hướng mới trong một vài ngày hoặc một vài tuần.

Một điểm khác cần chú ý khi phân tích tín hiệu "điểm giao cắt tử thần" hay "chữ thập vàng" là khối lượng giao dịch. Nhìn chung khối lượng giao dịch càng lớn thì các tín hiệu này càng có nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư.

Xem thêm

Song Ngọc