Chứng khoán Mỹ có thể tiếp tục giảm vì 'máy móc trỗi dậy'?
Chứng khoán Mỹ 4/12: Dow Jones 'bay' gần 800 điểm, cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo |
Chuyên gia Jim Cramer của hãng tin CNBC nhận định: Phiên giảm sâu ngày 4/12 diễn ra là do hoạt động của máy móc trong giao dịch.
Các nhà quản lí quỹ chuyên nghiệp thường lập ra các chương trình thuật toán máy tính phức tạp để giao dịch theo một số chỉ báo của thị trường. Chẳng hạn khi xác suất thua lỗ trong tương lai tăng lên, các thuật toán này sẽ đặt lệnh bán.
Nói cách khác, khi một sự kiện báo hiệu khủng hoảng sắp xảy ra, một số thuật toán sẽ tự động bán ra chứng khoán vì xác suất xảy ra khủng hoảng vừa đột ngột tăng lên.
Cụ thể đầu tuần này tại Mỹ, lợi suất trái phiếu kì hạn ngắn cao hơn lợi suất trái phiếu kì hạn dài và đảo ngược đường cong lợi suất, báo hiệu nền kinh tế có thể giảm tốc. Vậy là một số thuật toán giao dịch của các quỹ đầu cơ tự động đặt lệnh bán ra chứng khoán trong rổ S&P 500 vì chỉ số này có xu hướng giảm trong thời kì kinh tế suy thoái.
Các thuật toán này cũng tự động bán mạnh cổ phiếu của các ngân hàng lớn vì các ngân hàng thường bị ảnh hưởng bất lợi khi lãi suất dài hạn xuống thấp.
Đường cong lợi suất của Mỹ đảo ngược, của Việt Nam thì sao? |
Jim Cramer cho rằng: “Thông tin về việc đường cong lợi suất đảo ngược này có tính dự báo và ảnh hưởng hơn rất nhiều những thông tin về tỉ lệ thất nghiệp thấp, tình trạng kinh tế của người tiêu dùng cải thiện hay hoạt động cho vay tích cực”.
Chưa hết, điều tồi tệ hơn có thể còn đang ở phía trước: Sau phiên giảm sâu 4/12, chỉ số S&P 500 đã cắt xuống dưới đường trung bình trượt 200 ngày (MA 200). Theo phân tích của Jim Cramer, nhiều quỹ đầu cơ thường bán ra khi chỉ số cắt đường MA 200 vì theo dữ liệu lịch sử, hiện tượng này thường kéo theo một đợt giảm điểm tiếp sau.
Diễn biến các chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 4/12. Nguồn: Bloomberg. |
“Vấn đề ở đây là hiện có quá nhiều quỹ đầu cơ sử dụng chung một thuật toán, chung một chương trình máy tính, tới mức không có đủ nhà đầu tư để giữ các vị thế đối lập với các quỹ này.” Jim Cramer nói. “Khi xác suất đang bất lợi và các thuật toán máy tính đang thống trị, không ai muốn cố làm người hùng và chống lại máy tính”.
Chứng khoán Mỹ dự báo sự đi xuống của nền kinh tế?
Ông Guy De Blonay, quản lí quỹ tại Jupiter Asset Management trả lời phỏng vấn CNBC: "Khoảng 80% khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường Mỹ là do máy móc thực hiện thế nên các hoạt động giao dịch này thiếu sự tập trung vào lợi nhuận doanh nghiệp, vào triển vọng kinh doanh mà chỉ dựa theo những "sóng nhiễu" từ các số liệu được công bố hàng ngày".
Hãng tin Bloomberg thì cảnh báo nhà đầu tư không nên suy tính quá nhiều về những biến động từng ngày của thị trường. Có hàng tá nguyên nhân giải thích phiên giảm sâu ngày 4/12. Tuy nhiên, nhân tố căn bản phía sau tất cả các nguyên nhân này đều là mối lo ngại về việc quãng thời gian tăng trưởng kinh tế kéo dài suốt thập kỉ qua đang dần đi đến hồi kết, điều mà nhiều nhà kinh tế học không nhận ra.
Theo bà Alicia Levine, chiến lược gia trưởng tại Bank of New York Mellon Investment Management trả lời phỏng vấn Bloomberg: “Rõ ràng thị trường trái phiếu đang đưa ra một tín hiệu khác hoàn toàn so với thị trường cổ phiếu tuần qua. Và thị trường trái phiếu đang lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán toàn cầu, bao gồm Châu Á và Châu Âu, sụt giảm xuống mức thấp nhất một tuần trong phiên giao dịch 5/12 trong bối cảnh đường cong lợi suất Mỹ đảo ngược và mối lo ngại về chiến tranh thương mại tái xuất hiện khiến nhiều nhà đầu tư sợ nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc.