|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch tả heo châu Phi là nguyên nhân khiến thị trường đậu nành rơi vào khủng hoảng

08:21 | 15/04/2019
Chia sẻ
Diễn đàn nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo trong giai đoạn 2019v - 2020, diện tích các dự án trồng đậu nành mới sẽ giảm khoảng 5 triệu ha so với mùa trước, đạt 84,6 triệu ha.
Dịch tả heo châu Phi là nguyên nhân khiến thị trường đậu nành rơi vào khủng hoảng - Ảnh 1.

Báo cáo ước tính cung cầu nông nghiệp thế giới vào ngày 9/4 cho thấy những dấu hiệu khả quan hơn so với những dự đoán suy giảm của thị trường từ Tập đoàn tài chính quốc tế FCStone.

Theo Nick Buyse, đại diện tập đoàn FCStone, USDA gần như không có động thái can thiệp nào đến số liệu cân đối cung cầu của mặt hàng đậu nành và không thay đổi bất kì số liệu xuất khẩu ước tính nào phản ánh nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Diễn đàn nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo trong giai đoạn 2019v - 2020, diện tích các dự án trồng đậu nành mới sẽ giảm khoảng 5 triệu ha so với mùa trước, đạt 84,6 triệu ha.

Ông Buyse cho rằng Diễn đàn nông nghiệp đang rất lạc quan khi dự báo lượng xuất khẩu đậu nành vào năm tới là 2.025 tỉ giạ.

"Dự báo này hoàn toàn bỏ qua yếu tố suy giảm lượng cầu rất lớn hiện tại ở Trung Quốc do ảnh hưởng mạnh của dịch tả heo châu Phi (ASF)", ông cho biết thêm.

Ông Buyse tin những dấu hiệu của thị trường là rất rõ ràng khi nhìn vào tỉ lệ lợi nhuận bột đậu nành đang suy giảm mạnh (xem biểu đồ). Qua đó cho thấy nhu cầu đậu nành tại quốc gia châu Á đang giảm một cách nhanh chóng.

Dịch tả heo châu Phi là nguyên nhân khiến thị trường đậu nành rơi vào khủng hoảng - Ảnh 2.

Tỉ suất lợi nhuận bột đậu nành tại Trung Quốc

"Tại một trong những khu vực nuôi heo lớn nhất Trung Quốc là Sơn Đông, các đồng nghiệp của chúng tôi ước tính nhu cầu thức ăn cho heo giảm đáng kể, lên đến 50%. Thật thiển cận khi nghĩ rằng chỉ có một trường hợp duy nhất của dịch ASF được chính quyền tại đây công bố", Buyse chia sẻ.

Ông nhận thấy khả năng 2 tỉ giạ đậu nành được thực hiện cho mùa vụ mới năm 2019 - 2020.

"Sự thật cho thấy thị trường đậu nành đang là một con tàu đắm. Các đồng nghiệp của chúng tôi tại Thượng Hải cho rằng người chăn nuôi heo tại Trung Quốc đang giết nhiều heo nái hơn để ngăn chặn sự lây lan của dịch ASF. Họ đang cố bám víu vào đàn heo hiện tại và cố gắng vỗ béo chúng thêm 30 - 50% so với bình thường để lấy được càng nhiều thịt từ chúng càng tốt".

Việc heo nái bị giết ngày càng nhiều sẽ gây bất lợi về lâu dài cho họ. FCStone dự đoán ngành chăn nuôi gia súc tại Trung Quốc sẽ cần ít nhất 4 - 7 năm nữa để có thể hồi phục lại như bình thường nếu như các điều kiện phụ thuộc ở mức lạc quan.

"Trung Quốc sẽ chứng kiến sự thiếu hụt thịt heo đỉnh điểm vào năm 2020 vì đơn giản là họ không còn nhiều heo nái để sinh sản", ông cho biết.

Ngô đang được giao dịch với giá thấp hơn 4 US cent trong báo cáo vào sáng 9/4 và tăng nhẹ vài giờ sau đó. 

Hơn nữa, USDA nâng dự báo sản lượng ngô của họ thêm 200 triệu giạ, đạt mức 2.035 tỉ giạ vào báo cáo tháng 3. Điều này đến từ việc giảm 75 tỉ giạ xuất khẩu và 75 triệu giạ nhu cầu thức ăn. Cuối cùng, với tỉ lệ lợi nhuận ethanol kinh khủng năm nay, nhu cầu sẽ giảm 50 triệu giạ.

Cẩm Tiên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.