|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dịch cúm kéo dài, 60% số doanh nghiệp sẽ giảm một nửa doanh thu

07:09 | 06/03/2020
Chia sẻ
Trong cuộc khảo sát 1.200 doanh nghiệp tư nhân về tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đối diện nguy cơ phá sản. Họ kiến nghị Chính phủ với hàng loạt giải pháp, trong đó có gói kích cầu.

Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa có báo cáo về khảo sát ảnh hưởng của dịch Covd-19 đối với hoạt động kinh doanh.

Dịch cúm kéo dài, 60% số doanh nghiệp sẽ giảm một nửa doanh thu - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt ở nhiều cấp độ từ quy mô lớn đến vừa đến quy mô nhỏ đã và đang gặp phải khó khăn và thách thức lớn từ dịch Covid-19 gây ra

Trong 1.2000 doanh nghiệp được khảo sát, với 75% doanh nghiệp quy mô dưới 100 lao động, trên 200 doanh nghiệp có 14,3%, thì có đến 60% (720 doanh nghiệp) cho biết sẽ giảm doanh số 50%.

Dịch bệnh Covid-19 tác động rất nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia trong khảo sát nhanh.

“Nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%, doanh thu giảm từ 20-50% chiếm gần 29%, chỉ có 1,8% số doanh nghiệp được hỏi nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh”, Báo cáo cho biết.

Theo ghi nhận của Báo cáo, nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng thì gần 74% số doanh nghiệp trả lời - (khoảng 888 doanh nghiệp) có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương, tiền lãi…

Đáng nói, các CEO (giám đốc doanh nghiệp) chia sẻ giải pháp trước mắt để hạn chế khó khăn là cắt giảm lao động, với gần 39% số doanh nghiệp được hỏi sẽ thực hiện cắt giảm lao động do khó khăn.

Tuy nhiên, Ban IV khẳng định: “Biện pháp này để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế là có thể có hàng trăm nghìn người mất việc làm, gây bất ổn trong xã hội”.

Theo khảo sát, có gần 21% doanh nghiệp tuyên bố cắt giảm chi phí sản xuất nhưng chia sẻ rất khó để cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào do nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế, các nguồn cung thay thế lại không dễ dàng để tìm ra ngay. Gần 4% số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, hoặc cho lao động nghỉ không lương.

Liên hệ với số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT, Ban IV khẳng định: Ngay trong 2 tháng đầu năm vừa qua, số liệu về số lượng các doanh nghiệp “chết lâm sàng” đang tăng vọt với 28.400 doanh nghiệp.

“Tất cả các số liệu nêu trên cho thấy, phơi nhiễm Covid-19 với doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang diễn biến trầm trọng hơn nhiều so với mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh trên người và khả năng phục hồi là rất lâu, rất thấp so với tỉ lệ những người nhiễm virus đã hồi phục”, Báo cáo của Ban IV nêu rõ.

Trước khó khăn trên, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ thực hiện chính sách riêng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và các loại thuế khác và cho phép miễn lãi suất đối việc nộp chậm thuế, đồng thời cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh.

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi với doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch và cuối cùng là giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay..

Bên cạnh đó, họ đề xuất Chính phủ thực hiện các gói kích cầu, mở cửa thông quan để nhập nguyên liệu đầu vào, cung cấp thông tin minh bạch, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp, giảm giá điện nước...

An Linh

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.