|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch ASF dấy lên lo ngại thiếu nguồn cung thịt toàn cầu

20:00 | 07/11/2019
Chia sẻ
Sản lượng thịt heo giảm mạnh do dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc đang góp phần vào sự thiếu hụt nguồn cung thịt toàn cầu, dự kiến sẽ đẩy giá thịt heo, thịt gà và thịt bò cao hơn vào năm tới.

Theo phân tích từ tập đoàn tài chính Mỹ INTL FCStone, tổng đàn heo của Trung Quốc đã giảm 45% kể từ khi virus tả heo châu Phi được phát hiện lần đầu tiên ở thành phố phía đông bắc của Thành Dương hồi tháng 8 năm ngoái. 

Dịch bệnh đã lan khắp các tỉnh trên cả nước.

Mặc dù sản lượng thịt bò và thịt gà toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ trong năm tới, các nhà phân tích nhận định lượng gia tăng sẽ không bù đắp cho sự sụt giảm trong sản xuất thịt heo toàn cầu do dịch tả heo châu Phi, khiến giá tăng trên toàn thế giới.

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy năm 2020 sẽ ghi nhận sự sụt giảm khoảng 6,4 triệu tấn trong tổng sản lượng thịt gà, thịt heo và thịt bò toàn cầu, so với năm nay, mức giảm kỉ lục của các loại protein này. 

Một số nhà phân tích cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều, theo Financial Times.

"Chúng ta không phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung thịt như dịch tả heo châu Phi gay ra đã từ 30, 40, 50 năm trong dữ liệu. Chúng ta thật sự trong thời điểm bất thường", theo báo cáo của Justin Sherrard, chiến lược gia toàn cầu về protein động vật tại Rabobank.

Khi dịch bệnh lan sang Việt Nam, Mông Cổ, Campuchia và xa hơn nữa, giá thịt dự kiến sẽ tiếp tục tăng, thúc đẩy sự mở rộng từ các nhà xuất khẩu thịt lớn như Brazil, Argentina và Mỹ.

2

Giá thịt heo, thịt bò và thịt gà tại Trung Quốc đều leo thang. Giá thịt tính đến ngày 30/10. Đơn vị: Nhân dân tệ/kg.

Giá thịt heo đã tăng 170% so với cùng năm ngoái, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc. Giá gà đã tăng 40% và thịt bò 20%.

"Giá thịt heo tăng kéo mọi thứ khác lên theo", Darin Friedrichs, nhà phân tích hàng hóa cao cấp châu Á tại INTL FCStone, cho biết. 

Thịt heo là mặt hàng lớn nhất trong chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, do đó, sự thay đổi đáng kể về giá đã khiến lạm phát tăng vọt.

"Chúng ta chưa từng thấy giá thịt heo thang mạnh như thế này cho đến vài tháng gần đây và nó có thể sẽ tiếp tục tăng vào năm 2020. Nhiều người ở châu Âu và Nam Mỹ sẽkhông quá vui khi thịt của họ đắt như thế nào", ông Friedrichs nhận định.

"Chưa có tiền lệ cho việc này. Chúng tôi thấy công suất đang gia tăng để phục vụ thị trường Trung Quốc nhưng sẽ cần một thời gian rất dài", ông nói thêm.

Một số nhà phân tích dự đoán sự thiếu hụt thịt heo ở Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với ước tính của USDA. 

Simon Quilty, một nhà phân tích thịt và chăn nuôi độc lập, dự báo sản lượng thịt heo Trung Quốc giảm 54% vào năm 2020, khiến thâm hụt protein toàn cầu lên đến gần 18 triệu tấn, với khả năng sản xuất thịt toàn cầu để đáp ứng với xuất khẩu trên toàn thế giới là rất thấp hoặc bằng 0.

Tại Trung Quốc, dòng chảy thương mại chỉ ra mức tăng 20 - 30% trong nhập khẩu thịt bò và thịt gà trong năm 2019 và 2020 do sản lượng thịt heo giảm, theo phân tích của Citibank. 

Đây cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất thay thế thịt, vốn đang để mắt tới thị trường Trung Quốc như một chiến trường quan trọng để mở rộng thị phần. 

"Trung Quốc rõ ràng đã trở thành phòng động cơ của nhu cầu protein toàn cầu", ông Quilty nói.

2

Nhập khẩu thịt của Trung Quốc tiếp tục tăng. Đơn vị: 1.000 tấn.

Nguồn cung thịt bò chặt chẽ trở nên tồi tệ do hạn hán ở Australia, trước đây là một trong những nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giớ,. làm giảm số lượng gia súc. 

Đồng thời, thời tiết khô hạn ở Liên minh châu Âu (EU) trong năm vừa qua đã gây ra sự sụt giảm về đàn gia súc của trong khu vực.

Các quốc gia chính có thể được hưởng lợi từ nguồn cung bò hạn chế là Argentina và Brazil, theo ông Friedrichs. 

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã tới Trung Quốc vào cuối tháng 10 để tiến hành đàm phán thương mại với Chủ tịch Tập Cận Bình. Quốc gia châu Á được dự báo sẽ nhập khẩu một lượng thịt bò kỉ lục vào năm tới, một phần do tầng lớp trung lưu đang phát triển coi việc ăn thịt bò là biểu tượng.

Trong chuyến thăm, hai nhà lãnh đạo đã kí một thỏa thuận, theo đó Brazil sẽ tăng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc, khiến các nhà môi trường gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc chăn nuôi gia súc sẽ tăng mức độ phá rừng ở Amazon và thảo nguyên Cerrado lân cận.

Mức độ thâm hụt protein vào năm 2020 cũng sẽ phụ thuộc vào việc dịch tả heo châu Phi có tiếp tục lan rộng hay không, và sự phát triển trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. 

Nếu Mỹ tăng sản xuất, nó có thể giúp giảm bớt vấn đề cung cấp chung ở Trung Quốc và trên toàn cầu, ông Sherrard nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lyly Cao