|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính
[ Live ]

ĐHĐCĐ VIB: Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%, CBA chưa có kế hoạch thoái vốn

09:40 | 28/03/2019
Chia sẻ
Năm 2019, VIB dự kiến hầu hết chỉ tiêu tăng trưởng trên 30%, nợ xấu duy trì dưới 2%, cổ tức tiền mặt cổ đông 5,5% cùng kế hoạch bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới và tăng vốn điều lệ.

Sáng 28/3, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 trình kế hoạch kinh doanh với phần lớn chỉ số tăng trưởng hai con số.

ĐHĐCĐ VIB: Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%, CBA chưa có kế hoạch thoái vốn - Ảnh 1.

Quang cảnh đại hội cổ đông thường niên VIB (Ảnh: Tiến Vũ)

10h30: Sau khi đại diện ngân hàng đọc các tờ trình thông qua trong đại hội, phần thảo luận với cổ đông diễn ra sôi nổi.

Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%

Cho biết trong phần thảo luận, TGĐ Hàn Ngọc Vũ cho biết thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cổ đông: Vì sao tỉ trọng huy động vốn liên ngân hàng còn thấp?

TGĐ Hàn Ngọc Vũ cho biết tỉ lệ huy động vốn trên tỉ lệ cho vay của VIB duy trì ở mức 74 - 77% trong ngưỡng an toàn của NHNN (80%). Còn lại là sự cân đối trong các nguồn vốn huy động của ngân hàng, trong đó nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính tương đối tốt.

Chủ tịch Đặng Khắc Vĩ bổ sung: Trong bối cảnh thị trường Việt Nam phức tạp, NHNN quy định tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên dài hạn xuống 40%. VIB cùng một lúc xử lý vấn đề LDR, giảm tỉ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, bảo đảm thanh khoản nhanh, huy động không bị lỗ là bài toán rất đặc biệt. Tỷ lệ LDR của VIB năm 2016 là 66%, năm 2017 là 75% và 2018 là 78% trong khi giới hạn của NHNN là 80%, đảm bảo quy định.

Chỉ số huy động ngắn cho vay trung dài hạn theo NHNN quy định 2019 là 40%, VIB đã giảm từ 2016 từ 47%; xuống 40,7% (2017) và hiện còn 36,5%. Điều này đồng nghĩa với việc tính lợi nhuận của VIB cao là nhờ ROE tăng trưởng tốt từ 2016 đạt 6,5% lên 12,8% (2017) và 22,5% (2018).

Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 35% có khả thi?

Cổ đông: Căn cứ đâu đặt kế hạch tăng trưởng tín dụng 35%, cao hơn mức trần của NHNN đối với ngành, nếu không được NHNN duyệt kế hoạch tăng trưởng tín dụng này thì có thể đạt mức lợi nhuận đề ra hay không?

Đại diện ngân hàng: Về tín dụng của VIB, việc tăng trưởng nóng sẽ là thảm họa cho nền kinh tế, tuy nhiên NHNN có sự quan tâm kịp thời, tạo mọi điều kiện cho những ngân hàng nào tuân thủ các chỉ số an toàn và Basel II, tăng trưởng tín dụng. Kế hoạch VIB đặt ra thì cứ đặt ra, còn NHNN cho bao nhiêu thì cho, nếu thấp hơn so với mục tiêu của VIB thì lợi nhuận ngân hàng cũng không bị ảnh hưởng. Do đó mức lợi nhuận 3.400 tỉ đồng năm nay hoàn toàn khả thi.

VIB đang triển khai chương trình credit card đặc thù và sáng tạo, chúng tôi hy vọng đây sẽ là đầu tàu mới của VIB trong trường hợp mục tiêu tăng trưởng tín dụng không đạt. Do vậy, vấn đề tín dụng không phải là quá lo ngại với VIB.

Cổ đông: Cho vay bán lẻ mua ô tô, mua nhà đang nở rộ thời gian qua, vậy lợi thế cạnh tranh của VIB trong lĩnh vực này là gì, thị trường bất động sản chững lại VIB có kế hoạch gì không?

Chủ tịch Đặng Khắc Vĩ : Vấn đề cạnh tranh của các ngân hàng diễn ra nhiều năm nay. Năm 2018 VIB làm rất tốt về cho vay ô tô và mua nhà, thể hiện qua việc thay đổi tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Năm 2017, cho vay cá nhân đạt 50.000 tỉ đồng, doanh nghiệp là 36.000 tỉ đồng; đến 2018 lần lượt là 74.000 và 26.000 tỉ đồng.

Từ đầu năm đến nay, khối bán lẻ của VIB tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 8%. Sản phẩm dịch vụ của VIB trong bán lẻ nói chung và cho vay ô tô, mua nhà nói riêng đang đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Để cạnh tranh một sản phẩm, không chỉ mỗi giá thấp mà còn hệ thống, quy trình xử lý dịch vụ khách hàng, nhờ đó mà VIB tăng trưởng mạnh nhóm khách hàng cá nhân.

VIB làm việc rất tốt đối với khách hàng, đang chuyển dần cho vay vốn lưu động, thanh toán, nên nợ xấu chỉ ở mức 0,1 - 0,2%.

Cổ đông CBA chưa có kế hoạch thoái vốn

Cổ đông: Cổ đông CBA (Commonwealth Bank of Australia) có kế hoạch thoái vốn VIB không?

Đại diện CBA: Chúng tôi đã đồng hành cùng VIB suốt 10 năm qua, thấy sự tăng trưởng của ngân hàng ở mọi lĩnh vực. Các thành tựu của VIB rất nhiều, trong đó có việc tuân thủ Basel II, mua lại nợ VAMC. Chúng tối rất tin tưởng khoản đầu tư tại VIB, CPA đang có chiến trở thành ngân hàng gọn nhẹ hơn, đang đánh giá lại tất cả khoản đầu tư trên toàn cầu.

Cổ đông: Nền tảng ngân hàng số rất tốt, kế hoạch mở rộng mạng lưới bán lẻ thời gian tới? 

Đại diện VIB: VIB có được sự tăng trưởng đáng kể thời gian qua. Tốc độ tăng trưởng ngân hàng số đang dẫn đầu, tuy nhiên để duy trì liên tục, ngân hàng phải làm rất nhiều điều như sản phẩm, con người, định vị khách hàng, quản trị rủi ro…

Hiện VIB có 163 chi nhánh trên cả nước. Diện mạo và quy mô chi nhánh của VIB đang cải thiện, đưa vào những điểm trung tam, có khối lượng khách hàng đông. Một năm tăng trưởng 10 - 20 chi nhánh/năm trong 5 năm tới. NHNN cũng có những quy định rõ ràng phụ thuộc lượng vốn của VIB, quy định của địa phương về số lượng chi nhánh ngân hàng, các chỉ số quản trị của ngân hàng.

Kênh ngân hàng số, nhiều người cho rằng là nói thường xuyên bù lỗ, nhưng thực tế đang làm rất tốt và có lãi. Hiện VIB có kênh My VIB, ứng dụng thanh toán, tất cả người dùng đánh giá thuận tiện, thanh toán tốt nhất trên thị trường. Số lượng giao dịch đang tăng rất lớn thời gian qua. Hiện có hơn 1 triệu khách hàng VIB đang sử dụng ứng dụng này. VIB nghĩ rằng ngân hàng số là mảng ngân hàng đầu tư rất nhiều thời gian tới.

Cổ đông: Cơ cấu cổ đông khá cô đặc, làm sao để có nhiều cổ đông hơn? 

Chủ tịch VIB: Hiện VIB có hơn 5.000 cổ đông, nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư, từ lớn đến bé đều rất thích nắm giữ cổ phiếu VIB, mua vào rất nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng sau khi VIB lên HOSE số lượng cổ đông có thể tăng lên gấp 3-5 lần.

Thu nhập khác bất thường trong năm 2018 của VIB là từ nguồn nào?

Cổ đông: 600 tỉ đồng thu nhập khác trong năm 2018 từ đâu? 

Chủ tịch Đặng Khắc Vĩ: Năm qua, VIB ký lại hoạt động bán bào hiểm có thêm 350 tỉ đồng phí ứng trước, còn lại là các khoản thu nhập thông thường như phí dịch vụ khách hàng.

Năm qua, VIB ký lại hợp đồng với bảo hiểm Frudential (lần đầu ký 4 - 5 năm trước), thỏa thuận khung về xem xét hoạt động sau khoảng 1- 2 năm, với hợp đồng đầu tiên có khoản 300 tỉ đồng phí thu trước vào năm 2016. Năm 2018, hai bên ký lại hợp đồng sau khi có những bước thử nghiệm, VIB nhận thêm 350 tỉ đồng phí ứng trước.

Tuy nhiên các điều khoản của VIB khác với ngân hàng khác (ký và nhận tiền 1 lần, mất khoảng 15 năm để làm việc lại), VIB ký những khoản thời gian tương đối ngắn để có những khoản thực thu thực chi. Hai bên đang xây dựng mối quan hệ tương tác như hai đồng sự với nhau thay vì ở góc độ khách hàng - ngân hàng.

Cổ đông: Phí VIB thu về có cao hơn so với các ngân hàng khác? 

Chủ tịch Đặng Khắc Vĩ: Hai loại hình hợp tác không so sánh với nhau được, 1 là mua đứt bán đoạn, 1 là hợp tác như hai đồng sự.

12h00: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình. 6 thành viên đều trúng cử vào HĐQT.

ĐHĐCĐ VIB: Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%, CBA chưa có kế hoạch thoái vốn - Ảnh 2.

Các Thành viên HĐQT, BKS nhiệm kì mới của VIB (Ảnh: Tiến Vũ)


Dự kiến cổ tức tiền mặt 5,5% và cổ phiếu thưởng tỉ lệ 18%, 3% cổ phiếu quỹ

Cụ thể, kế hoạch lợi nhuận 2019 tăng 24% so với kết quả 2018 lên 3.400 tỉ đồng. Tổng dư nợ tín dụng, huy động vốn tăng lần lượt 35% và 34% so với 2018 lên 136.509 và 127.198 tỉ đồng. Tổng tài sản ước tăng 31% lên 182.908 tỉ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%. Cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5,5%, tương đương gần 431 tỉ đồng.

Kế hoạch kinh doanh 2019 của VIB trình cổ đông:

ĐHĐCĐ VIB: Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%, CBA chưa có kế hoạch thoái vốn - Ảnh 3.

Nguồn: Tài liệu ĐHCĐ

Ngoài ra, với hơn 31,9 triệu cổ phiếu quỹ, VIB xin ý kiến đại hội chia thưởng cho cán bộ nhân viên ngân hàng gần 7,8 triệu cổ phiếu nhằm mục đích giữ và thu hút nhân sự chất lượng cho VIB. Số cổ phiếu đã được chia này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Tăng vốn lên tối đa 10.909 tỉ đồng bằng phát hành cổ phiếu

Trong năm 2019, VIB lên kế hoạch tăng vốn lên tối đa 10.909 tỉ đồng từ chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ tối đa 18% (tương ứng 1.410 tỉ đồng vốn điều lệ tăng thêm), chào bán riêng lẻ cổ phiếu mới cho nhà đầu tư tỷ lệ tối đa 18% (tương đương 1.664 tỷ đồng) với giá không thấp hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho số cổ phần đang lưu hành tại ngày 31/12/2018. Thời gian thực hiện tăng vốn trong năm 2019.

Mục tiêu tăng vốn nhằm đầu tư vào hệ thống công nghệ, mạng lưới, cấp tín dụng, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định của pháp luật.

ĐHĐCĐ VIB: Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%, CBA chưa có kế hoạch thoái vốn - Ảnh 4.

Kế hoạch sử dụng vốn (Nguồn: Tài liệu ĐHCĐ)

VIB cho biết dự kiến sau tăng vốn, Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ sẽ sở hữu 46,1 triệu cp (chiếm 4,99% vốn điều lệ); cổ đông Commonwealth Bank of Australia sở hữu 184,9 triệu cp (20%).

Giảm 2 thành viên trong HĐQT, giảm 1 thành viên BKS

Tại đại hội, VIB trình danh sách bầu cử hội đồng quản trị gồm 7 thành viên (giảm 2 thành viên so với nhiệm kỳ cũ) và ban kiểm soát nhiệm kỳ VIII 3 thành viên (giảm 1 thành viên) gồm:

ĐHĐCĐ VIB: Thu nhập thuần quí I ước tăng 60 - 70%, CBA chưa có kế hoạch thoái vốn - Ảnh 5.

Nguồn: Tài liệu ĐHCĐ

Trong đó HĐQT có hai ứng viên mới là ông Timothy Ian Oldham (sinh năm 1960, hiện là Giám đốc Quản trị Rủi ro, CBA International Financial Services Limited, Hồng Kông) và Nguyễn Việt Cường (sinh năm 1976, hiện là Thành viên HĐQT CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn, Thành viên HĐQT CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu Legamex TP HCM; Thành viên HĐQT CTCP Dệt may Gia Định TP HCM, Chủ Tịch HĐQT/Đại diện Pháp luật CTCP SXKD Thiết bị chiếu sáng Thái Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu, Thành viên HĐQT CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh TP HCM - GIL).

Với HĐQT năm 2019 và nhiệm kỳ VII, ngân hàng đặt mục tiêu tiến tới niêm yết cổ phiếu của VIB trên Sàn giao dịch HOSE để hoàn thiện hơn nữa về mô hình hoạt động, công bố thông tin và quan hệ cổ đông.

HĐQT đề xuất ĐHĐCĐ phê duyệt tổng mức thù lao năm 2019 sẽ chi trả cho các Thành viên HĐQT và Thành viên BKS tối đa 1,5% lợi nhuận trước thuế năm 2019 của VIB. Được biết năm 2018, đại hội phê duyệt mức thù lao cho HĐQT, BKS trên 9 tỉ đồng, thưởng gần 7,3 tỉ đồng (tương đương 0,15% lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2016 - 2018).

Tiến Vũ

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.