Nhiều doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực vượt khó sau đại dịch, ổn định sản xuất nhưng lại gặp trở ngại lớn vì thiếu lao động cùng với việc giá cả hàng hóa và lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dệt may.
Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm ra đơn hàng tại các thị trường khác để bù đắp vào khoảng trống do các nhãn hàng Mỹ để lại.
Bộ Công Thương cho rằng ngành dệt may cần bắt kịp xu hướng "xanh hóa" của thế giới để tăng sức cạnh tranh ở các thị trường lớn, đồng thời tiết giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận.
TNG đặt kế hoạch năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 6.000 tỷ đồng và 280 tỷ đồng. Theo VDSC, ba động lực giúp TNG đạt được mục tiêu gồm năng suất lao động và lượng đơn hàng tăng mạnh, hệ thống quản lý tồn kho tốt.
Sau năm 2021 ảm đạm, Dệt may Thành Công vừa thông báo doanh thu quý I đạt 1.081 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 17% so với cùng kỳ năm 2021. Với sức bật từ thị trường và lợi thế doanh nghiệp, Thành Công kỳ vọng lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 254 tỷ đồng, tăng 77%.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex, khẳng định mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2022 đạt 43 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, các yếu tố như căng thẳng chính trị, biến động hàng hóa, Fed tăng lãi suất,... khiến triển vọng ngành khó đoán.
Các chuyên gia và doanh nghiệp ngành dệt may nhận định với những tín hiệu tích cực từ thị trường, nguồn lao động, ngành dệt may Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu lên mốc lý tưởng 43,5 tỷ USD trong năm 2022.
Xuất khẩu dệt may năm 2021 của Việt Nam ước đạt 39 tỷ USD, về đích so với mục tiêu đề ra cuối năm 2020. Theo Vitas, nếu đầu năm 2022 dịch COVID-19 được kiểm soát, kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể đạt 42,5 - 43,5 tỷ USD.
Theo VITAS, trong hai tháng cuối năm, xuất khẩu của dệt may sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD/tháng khi dấu hiệu các đơn hàng đã quay lại. Theo đó, nâng tổng kim ngạch của ngành hàng trong năm 2021 đạt khoảng 38 tỷ USD.
Theo các doanh nghiệp, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.
9 tháng đầu năm, các ngân hàng đã phân bổ hơn 1,8 triệu tỷ đồng vào khoản mục chứng khoán kinh doanh và đầu tư. Theo đó, BIDV tiếp tục là quán quân trong hệ thống với 267.227 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2023.