|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đây là lý do các ngân hàng trung ương trông như đang phối hợp hành động cùng nhau

17:47 | 31/07/2017
Chia sẻ
Các tuyên bố gần đây của một loạt ngân hàng trung ương đã chuyển hướng vào những quan chức ủng hộ thắt chặt tiền tệ. Tuyên bố của họ tác động lên thị trường nhằm đánh giá lại tốc độ chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt. Điều này khiến một số nhà bình luận cho rằng đã có một số thỏa thuận ngầm để thắt chặt chính sách.
 

Ý kiến của Mario Draghi từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Mark Carney và Andy Haldane của Ngân hàng Anh, Stephen Poloz của Ngân hàng Canada, cùng một loạt thành viên của Ủy Ban Thị trường Mở Liên Bang Hoa Kỳ và Riksbank của Thụy Điển, gây bất ngờ khi cùng thống nhất ủng hộ thắt chặt tiền tệ.

Các ngân hàng không thể phối hợp cùng nhau nhưng họ có điểm tương quan ở cách thức phản ứng trong một điều kiện kinh tế thế giới. Nhiều nền kinh tế tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệm giảm. Lạm phát vẫn được duy trì ổn định trong thời gian này, tuy nhiên dưới sự cải thiện của nền kinh tế có thể dẫn đến lạm phát tăng.

Một số trường hợp, sự thay đổi trong những tuyên bố của các ngân hàng trung ương gần đây dường như cũng bị tác động bởi quan ngại về ổn định tài chính.

day la ly do cac ngan hang trung uong trong nhu dang phoi hop hanh dong cung nhau
Ảnh: wikimedia commons

Phát biểu của Ngân hàng Trung ương luôn được theo dõi sát sao về lộ trình chính sách tiền tệ trong tương lai. Phản hồi trước các ý kiến trên, lãi suất trái phiếu 10 năm qua tăng trưởng từ 20 đến 40 điểm cơ bản ở hầu khắp các nước phát triển; ở một số nước, lãi suất trái phiếu hiện cao hơn mức đỉnh trong năm, khi mà “Trump reflation trade” – chính sách tái lạm phát của Trump sôi nổi nhất.

Những hoài nghi về sự phối hợp

Thị trường tài chính ghi nhận về sự phối hợp của các nhà lập chính sách, nhưng minh chứng cho thấy nó không có tồn tại. Trở lại tháng 4/2016, khi tin tức lan truyền rằng có thêm một thỏa ước tài chính “Plaza Accord” giữa các nền kinh tế G20 nhằm làm giảm giá trị đồng USD. Tuy nhiên cuối năm 2016, đồng USD được giao dịch rộng khắp và đạt mức cao nhất kể từ năm 2002.

Các Ngân hàng Trung ương vốn đã có những chính sách hợp tác trong quá khứ. Đơn cử năm 2008, họ cùng nhau cắt giảm lãi suất trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu ngày một trầm trọng; năm 2011 họ ngăn sự tăng giá không kiểm soát của đồng yên Nhật sau trận động đất tàn khốc. Và các nền kinh tế G20 đồng ý phối hợp kích thích tài chính năm 2009, khi tổng cầu thế giới suy giảm. Nhưng đây là những biện pháp đặc biệt thích hợp trong những trường hợp đặc biệt. Tình hình kinh tế ngày nay khó có thể kêu gọi sự hợp tác chính sách ở cấp độ toàn cầu này.

Những nguyên nhân phổ biến

Tuy nhiên, với những lần phát biểu gần nhất của các Ngân hàng Trung ương thì không thể nghi ngờ rằng không liên quan, nghĩa là các nhà chính sách đang phản ứng lại giống nhau trước sự phát triển các nền kinh tế trên toàn cầu. Cụ thể, tăng trưởng hoạt động kinh doanh đã tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống.

Ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ dự tính “tự nhiên” của Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed), trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nền kinh tế phát triển khác nhanh chóng đạt mức độ tương đương.

Những số liệu chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng lớn hơn cho thấy sự sụt giảm, thậm chí năng lực sản suất dự phòng không có trong hầu hết các nền kinh tế ở thị trường phát triển. Áp lực lương vẫn còn khiêm tốn, lạm phát cốt lõi thấp hơn mục tiêu và các kỳ vọng về lạm phát ở nhiều nơi sẽ tăng theo thời gian. Điều này có vẻ nhằm kiềm chế mức độ kích thích nền kinh tế của các chính sách tiền tệ.

Bong bóng tiềm ẩn

Sự thay đổi tuyên bố gần đây có thể phản ánh một lo lắng khác, rằng lãi suất thấp đang khuyến khích bất ổn tài chính bằng cách đẩy mạnh bong bóng vào giá tài sản và kích thích tín dụng quá mức.

Biên bản cuộc họp tháng 6 của Fed ghi lại “một số người tham dự cho rằng khả năng chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư tăng có thể dẫn đến tăng giá tài sản rộng rãi hơn; một số bày tỏ quan ngại về sự biến động thị trường, cùng lợi tức tài sản thấp, có thể gia tăng rủi ro cho sự ổn định kinh tế”

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - Ngân hàng Trung ương của các Ngân hàng Trung ương, cũng có cùng sự lo lắng. Trong Báo cáo Thường niên vừa qua, Ngân hàng này tranh luận “kể cả khi lạm phát không tăng, giữ lãi suất quá thấp trong thời gian dài có thể gia tăng sự rủi ro đối với sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô, bởi nợ nần tiếp tục tích lũy và người chấp nhận rủi ro trong thị trường tài chính phải gánh lấy hậu quả”.

So sánh các chi phí

Ngân hàng Trung ương có quyền chấp nhận mức độ rủi ro cho sự ổn định tài chính. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đối phó với các mối lo này.

Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể đi kèm chi phí từ việc khuyến khích bất ổn tài chính. Nhưng chi phí của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm mất sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và không đạt được mục tiêu lạm phát. Điều này buộc phải có những đánh đổi.

Những nghiên cứu gần đây cho rằng tăng nhanh lãi suất trong thời gian ngắn, chỉ dựa trên ổn định tài chính, sẽ tạo ra những chi phí vượt qua các lợi ích. Tóm lại, lãi suất là một công không mấy hiệu quả để giải quyết lo ngại về ổn định tài chính.

Những công cụ tốt nhất có thể kể đến như là quy chế, sự giám sát, và chính sách vĩ mô thận trọng. Không công cụ nào là hoàn hảo; hay đảm bảo rủi ro bất ổn tài chính bị loại bỏ. Thời gian trới, các thị trường tài chính có thể hành động khôn ngoan hơn bằng cách mong đợi các biện pháp vĩ mô thận trọng và ít các chính sách tiền tệ hơn.

Thành Nguyên/BI