|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đầu tư vào ngành da giày: Tín hiệu khởi sắc

16:15 | 04/03/2018
Chia sẻ
Tập đoàn Sketcher (Mỹ) đang Nghiên Cứu đầu Tư Một Dự án Lớn Với Quy Mô Khoảng 20.000 Lao động Vào Việt Nam. Dự án được Kỳ Vọng Sẽ Tạo Khởi đầu Tốt Trong Thu Hút Vốn đầu Tư Sau 1 Năm Trầm Lắng Của Ngành Da Giày.
dau tu vao nganh da giay tin hieu khoi sac Vốn FDI từ Mỹ đợi chảy vào da giày
dau tu vao nganh da giay tin hieu khoi sac Năm 2018, ngành da giày đặt mục tiêu đạt gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
dau tu vao nganh da giay tin hieu khoi sac Ngành da giày Việt cạnh tranh tốt hơn Trung Quốc
dau tu vao nganh da giay tin hieu khoi sac

Ảnh: Internet

Sketcher là một trong những tập đoàn sản xuất giày dép lớn tại Mỹ, hiện là thương hiệu cạnh tranh khốc liệt nhất với 2 "đại gia" Nike và Adidas. Năm vừa qua, tập đoàn này đã phân phối hơn 200 triệu sản phẩm và đang có ý định chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Sketcher hiện đã đầu tư mạnh mẽ về các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và đang có ý định đầu tư ra các tỉnh phía Bắc. Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso) đã tư vấn cho Sketcher chọn tỉnh Hải Dương để đặt dự án đầu tiên với quy mô dự kiến từ 700.000 đến 1 tỷ USD.

Quyết tâm đầu tư của Tập đoàn Sketcher đã mở ra kỳ vọng thay đổi cho ngành da giày Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi năm vừa qua, không chỉ vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn trong nước đầu tư vào ngành cũng suy giảm rõ rệt. Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Lefaso - phân tích, năm 2015 khi sức hấp dẫn từ các hiệp định thương mại còn "nóng", nguồn vốn đầu tư vào ngành đã tăng đỉnh điểm tới 28%. Tuy nhiên đến năm 2017, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Anh rời khỏi EU nguồn vốn đổ vào ngành đã giảm hẳn. Điều này thể hiện rất rõ qua kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng chậm so với những năm trước. Cụ thể, nhập khẩu máy móc, thiết bị năm 2017 giảm còn 146 triệu USD, trong khi năm 2015 - 2016 đều đạt 170 triệu USD/năm. Nhập khẩu da thuộc cũng giảm còn 1,5 tỷ USD, so với gần 1,6 tỷ USD của năm 2016.

Bà Xuân cũng cho rằng, Việt Nam từng là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn sản xuất da giày lớn trên thế giới. Chỉ riêng Tập đoàn Pou Chen (Đài Loan) đã đầu tư khoảng 70 nhà máy với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD, tạo việc làm cho 300.000 lao động. Các nhà sản xuất máy móc, thiết bị và hóa chất dùng trong ngành thuộc da và sản xuất giày có tên tuổi của Italya, như: Hüni, Alc, Atom, Comelz, Lamebo… hiện rất quan tâm tới thị trường Việt Nam.

Đặc biệt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến được ký kết trong năm 2018. Khi có hiệu lực, hiệp định này sẽ giúp thuế nhập khẩu giày thể thao - sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và mặt hàng túi xách giảm ngay về 0%. "Lợi ích về thuế suất sẽ không chỉ kéo dòng đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam, mà còn thu hút thêm đáng kể nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn lớn trên thế giới, mà Sketcher là một điển hình" - bà Xuân kỳ vọng.

Việt Nam hiện đứng trong top 5 nước sản xuất, xuất khẩu giày dép lớn trên thế giới, kết quả này có sự đóng góp không nhỏ từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với khoảng 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.

Việt Nga