Đại diện NHNN: VIB mua chi nhánh CBA, HSBC thoái vốn Techcombank là tín hiệu tích cực
VIB mua lại chi nhánh của CBA và HSBC thoái vốn khỏi Techcombank là tín hiệu tích cực |
Chia sẻ trong buổi Họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 diễn ra sáng 20/7, ông Bùi Huy Thọ - Vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng (TCTD) và hoạt động ngân hàng nhận định, việc VIB mua lại chi nhánh TP HCM của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA), và HSBC thoái vốn tại Techcombank không thể hiện nhận định tiêu cực về thị trường ngân hàng tại Việt Nam.
"VIB mua chi nhánh TP HCM của CBA nhưng không mua lại vốn, chỉ mua lại toàn bộ tài sản công nợ, vật chất của CBA. CBA đóng cửa chi nhánh để tập trung vào quan hệ cổ đông chiến lược với VIB tại Việt Nam. Thậm chí CBA còn đặt vấn đề dùng toàn bộ vốn điều lệ của chi nhánh để tăng vốn góp vào VIB. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu hiện giờ của CPA tại VIB đã chạm giới hạn theo quy định là 20%", ông cho biết.
Qua thương vụ VIB mua chi nhánh CBA cũng như thông tin về Ngân hàng HSBC thoái vốn khỏi Techcombank, một số chuyên gia cho rằng phải chăng lĩnh vực ngân hàng có dấu hiệu không được tích cực lắm.
Theo ông Thọ, "CBA họ có quan điểm là đóng cửa chi nhánh để tập trung quan hệ cổ đông chiến lược với VIB. HSBC thì có ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam hoạt động thành công hiệu quả, do đó họ không có nhu cầu giữ vị trí cổ đông chiến lược tại Techcombank. Đây là 2 câu chuyện khác nhau không phải là tín hiệu xấu của ngành ngân hàng".
Ông nhấn mạnh đây cũng là điểm phù hợp với chiến lược của NHNN là giảm đầu mối quản lý số lượng tổ chức tín dụng (TCTD) và tăng quy mô, hiệu quả, lành mạnh hoạt động.
Ngân hàng ngoại có thực sự rời khỏi Việt Nam? |
Nghị quyết xử lý nợ xấu tạo động lực nhà đầu tư ngoại tham gia tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Liên quan Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội thông qua, ông Thọ đánh giá sẽ có những bước đột phá trong thời gian tới về tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Đặc biệt, Nghị quyết đã tháo gỡ cho những lo ngại về trách nhiệm, thậm chí là mặt hình sự cho các cán bộ TCTD. Từ đó, tác động đến M&A lĩnh vực ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Bởi, khi nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu tham gia tái cơ cấu ngân hàng cần phải nhìn thấy triển vọng xử lý nợ xấu như nào, nếu thực sự không có triển vọng thì không ai dám mu, ông Thọ nhận xét.
Đơn cử quy định hiện nay, VAMC vẫn chưa được mua nợ xấu của ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhưng tới đây tháo gỡ được sẽ tạo động lực cho các nhà đầu tư ngoại tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam.
VIB chính thức nhận chuyển giao kinh doanh Ngân hàng CBA Chi nhánh TP HCM
Giá trị thương vụ không được tiết lộ, tuy nhiên phía VIB đánh giá mảng bán lẻ của CBA đạt lãi chiếm 40% tổng thu, ... |
HSC: HSBC dự kiến thu về gần 700 tỷ đồng từ thoái vốn khỏi Techcombank
Với mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu, sau khi thoái toàn bộ vốn khỏi Techcombank, HSBC có thể thu về 5.170 tỷ đồng, lãi gần 700 ... |