'Đại bản doanh' tỉ đô của Huawei: Gần 60.000 nhân viên không dùng tiền mặt, ngắm thiên nga đen và chụp ảnh 'sống ảo' khi rảnh rỗi
Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này gần đây xuất hiện đầy rẫy trên tít báo sau khi trở thành mục tiêu tấn công của chính quyền Tổng thống Donald Trump vì lí do "an ninh quốc gia".
Ngoài vai trò số 1 trong ngành sản xuất thiết bị viễn thông và số 2 trong sản xuất điện thoại thông minh (chỉ sau Samsung), Huawei còn được biết đến với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) khổng lồ. Trong năm 2018, Huawei bỏ ra tới 15,3 tỉ USD cho R&D, bỏ xa các doanh nghiệp cùng ngành như Nokia, Ericsson, Qualcomm, Intel, … Từ 2014 đến 2018, đầu tư cho R&D của Huawei tăng 149% - thuộc hàng cao nhất thế giới.
Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển hàng năm của Huawei. Nguồn: Statista.
Trụ sở của Huawei nằm ở thành phố Thẩm Quyến – nơi được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc.
Khu trụ sở này rộng 200 héc-ta với gần 60.000 nhân viên làm việc. Huawei cho biết khoảng 45% nhân viên của mình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu và phát triển.
Vì khu trụ sở quá rộng, Huawei phải sắp xếp các loại xe bus và tàu điện để đưa đón nhân viên di chuyển giữa các tòa nhà. Các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven và siêu thị cỡ nhỏ nằm rải rác khắp nơi.
Trung khu vực này còn có cả Trường Đại học Huawei – nơi mà các nhân viên có thể đến học các bậc cao hơn, tham dự hội thảo, các lớp kĩ năng mềm. Huawei cho biết tập đoàn này tổ chức tới 25.000 khóa học trong chương trình đại học của mình.
Trường Đại học Huawei. Ảnh: Business Insider.
Đồ ăn tại khu này không miễn phí nhưng được trợ giá rất nhiều, gồm đủ các món ăn từ rất nhiều nước trên thế giới. Khi phóng viên Uptin Saiidi của CNBC đến thăm khu trụ sở này vào năm 2018, giá một bữa trưa của anh là 2,5 USD.
Toàn bộ thanh toán được thực hiện bằng điện thoại và phóng viên này không thấy bất cứ ai sử dụng tiền mặt.
Nhân viên Huawei thanh toán cho bữa ăn của mình bằng điện thoại, không dùng tiền mặt. Ảnh: CNBC.
Cách khu trụ sở khoảng 10 phút đi ô tô, Huawei đã xây dựng hàng loạt các tòa chung cư làm nơi sinh sống cho hàng nghìn nhân viên cùng gia đình.
40 năm trước, dân số thành phố Thẩm Quyến chỉ khoảng 30.000 người, ngày nay con số đã tăng lên thành hơn 12 triệu. Vì là một thành phố tương đối trẻ, những người sống tại Thẩm Quyến đa phần từ những nơi khác đến và do vậy, những khu nhà ở được trợ cấp này giúp cho nhân viên Huawei có thể trang trải được mức sống ở đây.
Khu dân cư này có hai khách sạn lớn, khu trông trẻ, quán cà phê, mát xa, siêu thị, phòng tập gym, … với đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết, cư dân hầu như không bao giờ cần ra khỏi hệ sinh thái Huawei.
Gần đây, Huawei còn triển khai xây dựng Khu nghiên cứu Ox Horn (tạm dịch: Sừng Bò) tại thành phố Đông Hoản với chi phí lên tới 1,5 tỉ USD.
Tuy đang trong quá trình xây dựng nhưng khu nghiên cứu này đã bắt đầu được đưa vào hoạt động một phần. Khi hoàn tất, khoảng 25.000 nhân viên Huawei sẽ làm việc tại đây.
Khu nghiên cứu được thiết kế theo phong cách châu Âu với 12 "thị trấn" có kiến trúc và tên giống với các thành phố nổi tiếng tại châu Âu như Paris, Verona và Bruges. Ngoài ra, khu này còn có các tòa lâu đài kiểu trung cổ, các trung tâm thương mại, quảng trường và khung cảnh tuyệt đẹp phù hợp cho các bạn trẻ chụp ảnh "sống ảo".
Bản thân ông Nhậm Chính Phi – CEO của Huawei cũng từng được đào tạo về kiến trúc.
Khu nghiên cứu Oxhorn của Huawei nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images.
Bản sao cung điện Versailles (Véc-sai) trong khu Paris của trung tâm nghiên cứu Ox Horn - Huawei. Ảnh: Getty Images.
Khu lâu đài và kênh nước tại Ox Horn, Huawei. Ảnh: Getty Images.
Khu nghiên cứu Ox Horn của Huawei còn có ba con thiên nga đen được nhập khẩu từ Australia. Đây là loại thiên nga rất hiếm vì đại đa số thiên nga có màu trắng. Nhà sáng lập và CEO của Huawei là Nhậm Chính Phi giữ những con thiên nga đen này là để nhắc nhở bản thân mình cũng như tất cả những ai làm việc ở Huawei phải luôn chuẩn bị cho những kịch bản bất ngờ, hiếm gặp nhất (như thiên nga đen) vì đây thường là những tình huống xấu gây thiệt hại khủng khiếp nhất.
Khu nghiên cứu của Huawei có ba chú thiên nga đen được nhập khẩu từ Australia. Ảnh: Getty Images.
Một nhân viên Huawei bước đi trên quảng trường trong khu nghiên cứu Ox Horn. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên Huawei tạo dáng chụp ảnh trong giờ nghỉ trưa. Ảnh: Getty Images.
Khu Ox Horn còn có bản sao của cây cầu Hòa Bình nối Trung Quốc và Triều Tiên. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên Huawei trong khu nghiên cứu Ox Horn. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên Huawei sau giờ làm việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển Ox Horn. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên Huawei sau giờ làm việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển Ox Horn. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên muốn di chuyển trong khu Ox Horn phải sử dụng một hệ thống xe điện nhập khẩu từ Thụy Sỹ. Kết nối Ox Horn với các khu làm việc khác của Huawei hay khu nhà ở nhân viên là nhiều hệ thống tàu điện khác nhau.
Hệ thống tàu điện nhập khẩu từ Thụy Sỹ để phục vụ việc di chuyển của nhân viên cũng như khách hàng, khách tham quan tại khu nghiên cứu Ox Horn, Huawei. Ảnh: CNBC.
Nhân viên Huawei chuẩn bị lên tàu điện để di chuyển trong khu Ox Horn. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên Huawei tại Ox Horn đang xếp hàng trước giờ ăn trưa. Ảnh: Getty Images.
Giờ ăn trưa. Ảnh: Getty Images.
Nhân viên Huawei làm việc tại khu vực sản xuất tại thành phố Đông Hoản. Ảnh: Getty Images.
Màn hình hiển thị nhận diện khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo tại Khu nghiên cứu Bantian của Huawei. Ảnh: Getty Images.
Camera nhận diện khuôn mặt tại khu Bantian, Huawei. Ảnh: Getty Images.
Ngoài thời gian làm việc, nhân viên Huawei còn có thể tham gia các hoạt động nghệ thuật thể thao như vẽ tranh, điêu khắc, bóng rổ, ...
Nhân viên Huawei chơi bóng rổ sau giờ làm việc tại khu Bantian. Ảnh: Getty Images.
Logo Huawei được gắn trên tòa nhà chính tại khu nghiên cứu và phát triển thành phố Đông Hoản. Ảnh: Getty Images.