|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc đời tỷ phú keo kiệt nhất thế giới: Chỉ ở khách sạn giá rẻ, diện đồ nhăn nhúm, mặc cả tiền chuộc khi cháu trai bị bắt cóc

08:01 | 26/07/2021
Chia sẻ
Cuộc đời của cố tỷ phú Jean Paul Getty gắn liền với hai thứ, dầu mỏ và sự keo kiệt.

Jean Paul Getty sinh năm 1892 và mất năm 1976, được biết đến là một doanh nhân, nhà tài phiệt người Anh gốc Mỹ và được mô tả "không chỉ là người giàu nhất thế giới mà còn là người giàu nhất lịch sử thế giới", theo The Gentleman's Journal.

Getty là đại diện cho tiền bạc và quyền lực. Trong suốt thế kỷ 20, George, cha của ông, đã tham gia vào ngành công nghiệp dầu mỏ và xăng dầu. Sau khi chuyển đến Bắc Mỹ từ Londonderry, ông George chuyển sự nghiệp từ một luật sư sang công nhân dầu mỏ, và đưa con trai mình đến con đường thành công bằng cách cho Jean Paul Getty vay tiền để đầu tư vào các giếng dầu vào năm 1906.

Cuộc đời tỷ phú keo kiệt nhất thế giới: Chỉ ở khách sạn giá rẻ, diện đồ nhăn nhúm, mặc cả tiền chuộc khi cháu trai bị bắt cóc - Ảnh 1.

Tỷ phú Jean Paul Getty thành danh trong lĩnh vực dầu mỏ. (Ảnh: Forbes).

Getty Oil Company, công ty của Getty hình thành từ thương vụ này. Trước đó, vị doanh nhân này từng theo học tại Đại học California và lấy bằng tốt nghiệp của Oxford chuyên ngành Kinh tế và Khoa học Chính trị. Trong thời đi học, ông đã dành cả mùa hè để làm việc tại các mỏ dầu ở Oklahoma nhằm hiểu rõ hơn về cách kiếm tiền.

Năm 1910, J. Paul Getty đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên trong đời. Giếng dầu đầu tiên của ông mang tên Nancy Taylor, đóng góp một phần quan trọng cho sự thành công này. Năm 1920, ông trở thành một doanh nhân chính thức ở Oklahoma. Trong 10 năm tiếp theo, cố tỷ phú Getty kiếm thêm thêm 3 triệu USD.

Sự thành công của ông đã thu hút được sự chú ý của nhiều người phụ nữ. Đặc biệt, ông kết hôn ba lần chỉ trong những năm 1920. Ngay trước khi ông qua đời vào năm 1930, ba của Getty đã nói rằng sự liều lĩnh và không nhất quán của con trai có thể dẫn đến sự sụp đổ của công ty mà họ đã cùng xây dựng.

Cuộc đời tỷ phú keo kiệt nhất thế giới: Chỉ ở khách sạn giá rẻ, diện đồ nhăn nhúm, mặc cả tiền chuộc khi cháu trai bị bắt cóc - Ảnh 2.

Dù không nhận được sự tin tưởng từ người cha nhưng ông Jean Paul Getty vẫn chứng minh được năng lực của mình. (Ảnh: The Sun).

Dù vậy, kỹ năng đầu tư và kinh doanh khôn ngoan đã giúp Getty trở thành doanh nhân trẻ xuất sắc. Ông đã chèo lái doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng tài chính sau cuộc Đại suy thoái và mua lại các công ty dầu, từ Tidewater Oil đến Pacific Western Oil Corporation, qua đó vươn mình ra toàn cầu.

Năm 1949, doanh nhân này đã trả gần 10 triệu USD tiền mặt cho Ibn Saud, vị quân chủ đầu tiên Ả Rập Xê-út, để nhận quyền khai thác đối với một khu đất chưa bao giờ được tìm thấy dầu trước đây. Đó là một canh bạc và dường như đã thất bại. Họ không thể tìm thấy dầu tại khu vực này trong vòng 4 năm dài với khoản đầu tư 30 triệu USD. Tuy nhiên, trái ngọt đã đến với Getty và doanh nghiệp vào năm 1953, thời điểm họ bắt đầu tìm thấy dầu. Kể từ đó, khoảng 16 triệu thùng dầu được đơn vị của Getty sản xuất mỗi năm.

Thành công ở Trung Đông biến người đàn ông này trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Ông sở hữu quyền kiểm soát trong gần 200 doanh nghiệp và có khối tài sản dao động từ 2 tỷ USD đến 4 tỷ USD.

Dù vậy, điều đặc biệt khiến mọi người nhớ đến Getty bởi ông là một kẻ keo kiệt. Ông thường xuyên mặc những bộ vest nhăn nhúm trong bộ dạng khổ sở. Ngoài ra, vị doanh nhân này cũng chỉ ở những khách sạn giá rẻ. Thậm chí, tại Sutton Place, ông chỉ lắp đặt duy nhất một chiếc điện thoại cho cả khách hàng và nhân viên sử dụng.

Cuộc đời tỷ phú keo kiệt nhất thế giới: Chỉ ở khách sạn giá rẻ, diện đồ nhăn nhúm, mặc cả tiền chuộc khi cháu trai bị bắt cóc - Ảnh 3.

Cháu trai John Paul Getty của ông bị bắt cóc nhưng doanh nhân này đã mặc cả tiền chuộc với nhóm tội phạ, . (Ảnh: Daily Express).

Năm 1973, một nhóm tội phạm người Calabria đã bắt cóc cháu trai của Getty, khi đó mới 16 tuổi và yêu cầu một khoản tiền chuộc trị giá 17 triệu USD để trả tự do. Ban đầu, gia đình nghi ngờ đó là âm mưu của chính cậu cháu trai nhằm moi tiền từ người ông giàu có nên khoản tiền chuộc đã bị từ chối.

Tuy nhiên, 4 tháng sau vụ bắt cóc, một bưu kiện chứa các bộ phận của người được gửi tới gia đình ông Getty kèm theo lời nhắn từ bọn tội phạm "Đây là những thứ của Paul. Nếu không nhận đủ số tiền trong vòng 10 ngày, sẽ có những thứ khác được gửi đến". Những kẻ bắt cóc cũng giảm tiền chuộc xuống còn 3,2 triệu USD.

Dù vậy, khoản tiền này vẫn là quá lớn so với suy nghĩ của ông Getty. Ông đã từ chối bất cứ khoản tiền nào lớn hơn 2,2 triệu USD. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ông đã cho người thân vay số tiền này để trao đổi với bọn tội phạm với lãi suất 4%.

Cháu trai của ông sau đó đã được trả tự do, nhưng khi gọi điện cho ông nội để cảm ơn, thậm chí cố tỷ phú Getty còn không bắt máy. Ông qua đời vào năm 1976, sau đó được chôn cất tại biệt thự Getty ở California.

Quốc Anh

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.