|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cuộc chơi M&A tại Việt Nam: Các 'Big boys' đang nghĩ gì?

06:44 | 09/08/2019
Chia sẻ
Mức độ quan tâm đến thị trường M&A không còn nằm trong phạm vi giữa các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nữa mà còn là sân chơi của các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp và kể cả các nhà đầu tư cá nhân cũng đặc biệt quan tâm đến những trường mua lại hợp cổ phần.

Những năm gần đây, hoạt động M&A doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và trở thành một xu thế quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam khi khi thị trường tài chính -chứng khoán phát triển. 

Thị trường M&A đã tăng trưởng mạnh cả về giá trị và số lượng, từ cả khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn nhà nước. 

Theo thống kê của Diễn đàn M&A Việt Nam, nếu như năm 2009, tổng giá trị thương vụ M&A mới chỉ đạt 1,1 tỉ USD, thì đến năm 2018, con số này đã vượt mốc kỷ lục 10,2 tỉ USD, đưa tổng giá trị thương vụ trong thập kỷ qua đạt khoảng 55 tỉ USD.

Mức độ quan tâm đến thị trường M&A không còn nằm trong phạm vi giữa các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh nữa mà còn là sân chơi của các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cá nhân cũng đặc biệt quan tâm đến những trường mua lại hợp cổ phần vốn thường thúc đẩy giá cổ phiếu trên thị trường tăng mạnh sau đó.

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức tại TPHCM chiều 6/8, các chuyên gia, đại diện các tổ chức đầu tư đã chia sẽ về một số lĩnh vực M&A tiềm năng.

Khi được hỏi về lĩnh vực nào sẽ có đột phá trong M&A, ông Andy Ho, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital, cho biết VinaCapital nhìn Việt Nam là 1 nền kinh tế lớn với gần 100 triệu dân và quan tâm họ sẽ chi tiêu như thế nào và ở đâu; một số lĩnh vực đáng quan tâm và rất thực tế đó là hàng tiêu dùng, hệ thống giáo giục, y tế…

"Chúng tôi quan tâm tất cả lĩnh vực thúc đẩy bức tranh kinh tế vĩ mô phát triển, chúng tôi nhìn vào bức tranh lớn, những ngành cải thiện được thị trường tiêu dùng hoặc những ngành giải quyết được vấn đề về xuất khẩu. 

Chúng tôi cũng nhìn và chọn những ngành có thương hiệu và hệ thống phân phối tốt", ông Andy Ho nói.

andy-ho-ava

(Đồ họa: TV)

Còn theo ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao của Recof, Nhật Bản cho rằng, hiện có thêm nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động M&A của doanh nghiệp Nhật Bản như cuộc thương chiến Mỹ - Trung khiến sự địch chuyển đầu tư vào Việt Nam tăng lên.

Đồng thời, vị này cũng đánh giá cao việc Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều hơn các Hiệp định thương mại tự do nên cũng hấp dẫn các doanh nghiệp đến đầu tư. Do đó, quy mô của các giao dịch M&A tới đây cũng sẽ rất phong phú.

"Một số lĩnh vực mà các nghiệp Nhật Bản quan tâm và sẽ tiếp tục đầu tư như hàng tiêu dùng, công nghiệp, y tế, bất động sản, xây dựng, dịch vụ hậu cần và tài chính… ", ông Tamotsu Majima nhận định.

nb

(Đồ họa: TV)

Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered, cho biết lĩnh vực ngân hàng sẽ rất thú vị, bất động sản sẽ cất cánh; giáo dục, y tế và lữ hành cũng là những ngành nóng. 

Ngoài ra, còn có ngành năng lượng sạch, xanh sẽ phát triển nhanh vì tầm quan trọng của nó.

st

(Đồ họa: TV)

Nói thêm về lĩnh vực ngân hàng, ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) cho rằng, ngân hàng và dịch vụ tài chính sẽ rất được quan tâm.

"Trong ngắn hạn, tiến trình tái cơ cấu ngân hàng và xoá nợ xấu sẽ kết thúc vào năm 2020, kỳ vọng sẽ có một số thương vụ M&A trong quá trình tái cơ cấu này. 

Bên cạnh đó, Việt Nam áp dụng các chuẩn mực tài chính mới, yêu cầu ngân hàng tăng cường năng lực tài chính cũng là cơ hội để nguồn vón bên ngoài chảy vào", ông Hùng dự báo.

vcb

(Đồ họa: TV)

Đối với lĩnh vực bất động sản, ông Ben Gray, Giám đốc thị trường vốn, Công ty Cushman & Wakefield dự báo trong 20 - 24 tháng tới sẽ có nhiều hoạt động trong lĩnh vực mua lại. 

Ông Ben Gray nói rằng: "Chúng ta sẽ thấy một vài tập đoàn tìm kiếm đối tác trong nước để nắm bắt cơ hội vào những quỹ đất đang tồn tại. Gọi vốn riêng lẻ sẽ nóng lên khi ngân hàng cắt giảm vốn vay cho một số lĩnh vực".

von

(Đồ họa: TV)

Còn theo đại diện Công ty Bất động sản Alpha King, ông Richard Leech cho hay rằng, bất động sản, bán lẻ, phát triển các dự án bán lẻ, phát triển các toà nhà thương mại là ngành phụ mà nhà đầu tư đang rất cần. 

Dù vậy, hiện tại đang gặp những khó khăn trước mắt mà những nhà làm chính sách cần phải giáo gỡ để tăng tốc cho hoạt động M&A, đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng và bất động sản.

alpha

(Đồ họa: TV)

Theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam, vấn đề lớn nhất hiện thời là rào cản với lĩnh vực bất động sản. 

Đại diện JLL nói: "Tôi mong muốn Chính phủ quan tâm đến các vấn đề quyền sử dụng đất để có giải pháp, nếu không nó sẽ kéo thị trường xuống và ảnh hưởng rất nhiều đến nhà đầu tư nước ngoài. Sự thay đổi phải mang tính hệ thống. Chuyện này phải giải quyết xong trước khi chúng ta thực hiện làn sóng M&A mới".

jll

(Đồ họa: TV)

Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia thì hiện vẫn còn nhiều thách thức từ yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Đó là chất lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế chưa đủ hấp dẫn, những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước…

Hoàng Trung