|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hoạt động M&A của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có thể đạt 30 giao dịch trong 2019

18:09 | 06/08/2019
Chia sẻ
Tính đến tháng 7, có khoảng 21 giao dịch M&A của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Dự báo, đến cuối năm nay, có thể đạt con số khoảng hơn 30 giao dịch.

Đây là thông tin của ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao của Recof, Nhật Bản được chia sẻ tại Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 chiều 6/8.

Ông Tamotsu Majima cho biết, trong 4 năm gần đây, số lượng giao dịch M&A của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đạt mức kỷ lục. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

"Hai nền kinh tế Nhật Bản và Việt Nam ngày càng gần nhau hơn. Văn hóa cũng vậy. Người dân Nhật Bản đi du lịch tại Việt Nam và ngược lại ngày càng tăng", ông Tamotsu Majima nói.

Nhân lực Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế của Nhật Bản ngày càng nhiều. Các công ty Nhật ngày càng thuê nhiều người Việt tham gia vào chuỗi sản xuất. Đó là những yếu tố thuận lợi, là môi trường tốt cho các hoạt động M&A.

Ông Tamotsu Majima cho biết, hiện có thêm nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động M&A của doanh nghiệp Nhật Bản như cuộc thương chiến Mỹ - Trung khiến sự địch chuyển đầu tư vào Việt Nam tăng lên.

Đồng thời, Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều hơn các Hiệp định thương mại tự do nên cũng hấp dẫn các doanh nghiệp đến đầu tư. Do đó, quy mô của các giao dịch M&A tới đây cũng sẽ rất phong phú.

Có thể là những giao dịch từ các tập đoàn lớn và có thể cũng đến từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lĩnh vực có thể là bất động sản và cũng có thể từ các lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ... Tóm lại, xu hướng giao dịch M&A tới đây là khá lớn.

Tuy nhiên, theo ông Tamotsu Majima, hoạt động M&A vẫn đối diện với một số thách thức, khó khăn.

Doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản đòi hỏi cao về quản trị và sự tuân thủ. Do đó, họ sẽ ưu tiên các hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu này.

Ngoài ra, doanh nghiệp Nhật cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ các nước đến từ châu Á, trong đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang ngày càng hiện diện nhiều hơn tại Việt Nam.

Ông Tamotsu Majima cho rằng, nền kinh tế trong nước Nhật Bản có thể sẽ chậm lại sau Thế vận hội Olympic năm 2020 và các công ty Nhật Bản tìm kiếm tăng trưởng ít sự lựa chọn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Về các lĩnh vực sẽ được quan tâm, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, công nghiệp, y tế, bất động sản, xây dựng, dịch vụ hậu cần và tài chính… tại Việt Nam.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

TH