|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc chiến 'trên trời' của những người lắm tiền nhiều của

14:05 | 16/08/2021
Chia sẻ
Những chuyến du hành vũ trụ mà Jeff Bezos và Richard Branson đã thực hiện trong tháng qua cho thấy việc tư nhân hóa ngành vũ trụ hàng không đã phát triển đến mức không thể quay đầu lại.
Cuộc chiến của những tỷ phú vũ trụ đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết - Ảnh 1.

Jeff Bezos (ở giữa) cùng anh trai Mark Bezos (trái) và nhà du hành vũ trụ lớn tuổi nhất thế giới Wally Funk sau chuyến bay Blue Origin ở Van Horn, Texas. (Ảnh: Associated Press).

Du hành vũ trụ - Bước nhảy vọt của giới tỷ phú 

Jeff Bezos và Richard Branson là những minh chứng sống cho khả năng chinh phục bầu trời của con người. Những chuyến du hành dưới quỹ đạo ngắn ngủi chỉ kéo dài 10 phút mà Blue Origin và Virgin Galactic cung cấp sẽ giúp con người thoát khỏi những lo toan, rắc rối đang diễn ra tại trái đất.

Nhưng điều đáng chú ý ở đây là cuộc chiến không gian đã trở nên thực sự nghiêm túc. Hàng không vũ trụ đã từng là một địa hạt dành riêng cho giới chính trị nhưng hiện nay, nó đã trở thành hình thức kinh doanh mới của những gã khổng lồ công nghệ. Bây giờ, họ sẽ bán cho bạn mặt trăng và các vì sao.

Sau khi hạ cánh an toàn từ vũ trụ, ông Bezos, nhà sáng lập kiêm cổ đông lớn nhất tại Amazon cho biết Blue Origin đã chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù Blue Origin vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được vấn đề bán vé nhưng doanh thu cho các chuyến bay đã đạt xấp xỉ 100 triệu USD. 

Một tuần trước chuyến bay ồn ào của Bezos tại Van Horn (Texas, Mỹ), giới truyền thông đã đổ xô đến New Mexico để chứng kiến cuộc du hành tương tự của tỷ phú Branson. Song, tại Van Horn, công chúng đã có dịp chứng kiến một sự kiện được chuẩn bị cẩn thận. Bezos bay cùng hai phi hành gia lớn tuổi và trẻ nhất thế giới. Đồng thời, ông cũng quyên góp ngay 200 triệu USD sau khi trờ về từ vũ trụ.

Ngay cả tỷ phú Branson và Elon Musk, giám đốc điều hành SpaceX, công đối thủ của Blue Origin cũng đã gửi lời chúc mừng đến Bezos. 

Một kịch bản sắp lặp lại sau 3 thập kỷ

Vào những năm 1990, internet vẫn còn là tài sản của chính phủ. Họ sử dụng internet cho nghiên cứu và truyền tin trong một nhóm người cụ thể. Nhưng cuối cùng, Bezos đã biến không gian mạng thành phương tiện mua bán hàng hoá. Trong 20 năm tiếp theo, với tốc độ phát triển không tưởng, Amazon, Facebook, Google và Apple đã trở thành những gã khổng lồ công nghệ làm tốn không ít giấy mực của giới truyền thông, nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ và không ít lần khiến công chúng phải quan ngại.

Giờ đây, có thể, du hành vũ trụ sẽ không còn là lĩnh vực độc quyền của chính phủ. Nó đang được giới tỷ phú để mắt đến. Đối mặt với việc thiếu hụt kinh phí, trong nhiều thập kỷ qua, NASA chưa thể thực hiện điều gì hoành tráng như chương trình Apollo. Vào thời của mình, chính quyền Trump đã quyết định sẽ trở lại mặt trăng vào năm 2024. Dự định này vẫn được giữ nguyên dưới thời của Biden nhưng chính quyền của ông vẫn định rõ ngày bay. 

Cuộc chiến của những tỷ phú vũ trụ đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết - Ảnh 3.

Phi hành gia Buzz Aldrin trên mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 vào năm 1969. (Ảnh: Associated Press).

Tuy nhiên, nếu dự án này trở thành sự thật, họ sẽ được hỗ trợ bởi các công ty như SpaceX và Blue Origin. Trái ngược với chương trình Apollo vào những năm 1960, chuyến du hành mặt trăng kế tiếp sẽ được giúp đỡ từ các doanh nghiệp tư nhân. Con đường chinh phục vũ dường như đang rất rộng mở cho các doanh nhân.

Việc thương mại hóa không gian đã bắt đầu trong thời kỳ bùng nổ dot-com vào những năm 1990. Những chuyến bay tư nhân đầu tiên được thực hiện vào năm 1996, khi tổ chức phi lợi nhuận X Prize phát động một cuộc thi và treo thưởng 10 triệu USD cho tổ chức phi chính phủ đầu tiên chế tạo thành công tàu vũ trụ có thể tái sử dụng.

8 năm sau, vào năm 2004, cuối cùng giải thưởng này cũng tìm ra người chiến thắng. Đó là tàu SpaceShipOne được chế tạo bởi kỹ sư hàng không vũ trụ Burt Rutan, cha đẻ của Voyager, chiếc máy bay có thể bay vòng quanh thế giới mà không cần dừng lại hoặc tiếp nhiên liệu. SpaceShipOne được tài trợ bởi Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft đã qua đời vào năm 2018. Bên cạnh đó, X Prize cũng từng thu hút sự quan tâm của tỷ phú Branson. 

Theo Bryce Tech, các nhà đầu tư đã rót 7 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp không gian trong năm 2020, gấp đôi số vốn của hai năm trước.

Cuộc chiến giữa các "vì sao"

Cuộc chiến không gian đầu tiên giữa Mỹ và Liên Xô kéo dài suốt nhiều thập kỷ và có nhiều điểm tương đồng với những diễn biến hiện tại. Nhưng ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự so tài giữa các cá nhân.

Vừa qua, bản kiến nghị yêu cầu ông Bezos không quay trở lại trái đất đã thu hút được 180.000 chữ ký ảo. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đảng viên Đảng Dân chủ Massachusetts, từng tweet: "Đã đến lúc Jeff Bezos nên quan tâm đến thuế và công việc kinh doanh ngay trên Trái đất của mình". Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Bezos thừa nhận rằng những người chỉ trích về ông "đa phần là đúng":

"Chúng tôi phải phải thực hiện một nhiệm vụ kép. Chúng tôi có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết tại trái đất nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải hướng đến tương lai". Bezos từng thực hiện những điều không tưởng trước sự hoài nghi và ngỡ ngàng của mọi người, một dịch vụ giao hàng trong nhiều giờ. Liệu ông có thể nối tiếp sự thành công ấy với Blue Origin.

Cuộc chiến của những tỷ phú vũ trụ đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết - Ảnh 6.

Tên lửa SpaceX Falcon 9 sau khi phóng từ Cape Canaveral, Fla. (Ảnh: Reuter).

Bên cạnh đó, để bảo vệ các dự án không gian của mình, trên Twitter, Musk cũng từng đăng tải một bài viết theo phong cách laconic gợi nhớ đến nhà thơ E.E. Cummings:

"những kẻ tấn công không gian

có thể không nhận ra điều đó

không gian đại diện cho hy vọng

cho rất nhiều người"

Bài đăng đã thu hút hơn 250.000 lượt tương tác và nhận về những phản hồi gay gắt: "Chúng tôi không tấn công không gian. Chúng tôi đang tấn công các tỷ phú, những người đang sở hữu khối tài sản khổng lồ bằng cách bóc lột người lao động."

Musk từng muốn thử nghiệm trồng cây trên sao hỏa. Vì vậy, ông Musk đã thành lập SpaceX vào năm 2002. Sau 19 năm phát triển, thứ SpaceX muốn mang đến sao Hỏa bây giờ là con người chứ không phải thực vật. 

Trên con đường theo đuổi những mục tiêu của mình, công ty đã trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh không gian. Tên lửa SpaceX đã giúp NASA đưa các phi hành gia và hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Đồng thời, các nhà nghiên cứu vệ tinh tư nhân, chính phủ và quân đội cũng sử dụng Falcon 9 để bay lên quỹ đạo.

Gần đây, NASA cho phép SpaceX sử dụng nguyên mẫu Starship của họ cho dự án mặt trăng sắp tới. Tuy nhiên, SpaceX đang đối mặt với sự thách thức của Blue Origin và Dynetics. Bất chấp sự thân thiết giữa họ, Bezos và Musk vẫn là những đối thủ đang tranh giành chiến thắng.

Ở một diễn biết khác, Branson cũng bắt đầu hành trình chinh phụ vũ trụ với Virgin Orbit. Tuy nhiên, ông không ám chỉ những tầm nhìn xa hoa như Bezos và Musk.

Quỳnh Hoa