|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tàu vũ trụ của Jeff Bezos: Định kỳ mỗi tháng một chuyến, giá vé 28 triệu USD, dịch vụ để giới siêu giàu khẳng định địa vị

10:23 | 22/07/2021
Chia sẻ
Jeff Bezos cho biết đã có 7.500 khách hàng đặt vé cho các chuyến bay.
Những thách thức Jeff Bezos phải đối mặt trên hành trình phát triển mô hình du lịch vũ trụ - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos là một lãnh đạo có tầm nhìn đang hướng đến dịch vụ du lịch vũ trụ cho giới siêu giàu và những người đam mê không gian. (Ảnh: Quartz).

Theo Quartz, hôm qua (21/7), nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và anh trai Mark của ông, (một phi công người Mỹ 82 tuổi) đã bay đến rìa không gian đồng thời kiểm định thành công độ an toàn của tên lửa New Shepard trên chuyến bay kéo dài 10 phút 22 giây, với độ cao tối đa 107 km.

Hiện tại, Bezos đã tăng giá cho dịch vụ du lịch vũ trụ của mình. Nhiều người tự hỏi không biết đến khi nào họ mới có thể đăng nhập vào trang web của Blue Origin và mua vé với mức giá đã định.

Theo các giám đốc điều hành của Blue Origin, cuộc đấu giá kéo dài một tháng đã thu hút 7.500 khách hàng đặt vé cho các chuyến bay. Khi chuyển sang hình thức bán vé thông thường, Blue sẽ không cố gắng gây áp lực cho khách hàng, người mua có thể gửi email cho họ nếu thực sự muốn được thêm vào danh sách những "nhà du lịch vũ trụ" đầu tiên.

Clay Mowry, trưởng bộ phận bán hàng của Blue Origin nói rằng, cuộc đấu giá đã tạo ra tiềm năng kinh doanh đủ để duy trì hoạt động bay của New Shepard trong nhiều năm. Công ty dự kiến sẽ thực hiện một chuyến bay định kỳ mỗi tháng, bao gồm cả các chuyến bay không người lái mang tính thử nghiệm nhằm nâng cấp dịch vụ du lịch vũ trụ. 

Blue Origin đang vận hành 2 chiếc New Shepard với khả năng cất cánh 25 lần/mỗi chiếc. Trong đó, một chiếc chuyên chở người và một chiếc dành cho hoạt động tải trọng. Hiện công ty đang hoàn thiện việc chế tạo chiếc tên lửa thứ ba để phục vụ cho các chuyến bay du lịch.

Mowry cho biết, khách hàng tiềm năng của công ty là những người có đam mê với vũ trụ và mong muốn có được sự trải nghiệm tuyệt vời. Họ có thể là những phi công và những người đang có dự định triển khai các thí nghiệm khoa học liên quan đến các chuyến bay. Cả Mowry và các giám đốc điều hành khác của Blue đều không bình luận về những mức tiền được trả trong cuộc đấu giá vừa qua. Nhưng theo họ, nhu cầu du lịch vũ trụ là vô cùng mạnh mẽ.

Bezos cho biết cuộc đấu giá đã thu hút khoảng 100 triệu USD tiền lãi từ những người tham gia đấu giá. Đồng thời, Blue Origin đang kiếm tiền trên mỗi chuyến bay nhờ vào nghiên cứu tải trọng và chi phí tối ưu thông qua khả năng tái sử dụng. Tuy nhiên, dự án này đã rút của Bezos ít nhất là 1 tỷ USD và điều này khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo thua lỗ.

Du lịch vũ trụ chỉ dành cho giới siêu giàu

Những thách thức Jeff Bezos phải đối mặt trên hành trình phát triển mô hình du lịch vũ trụ - Ảnh 2.

Đối tượng khách hàng tiềm năng của Blue Origin - giới siêu giàu muốn khẳng định địa vị. (Ảnh: BI).

Không dễ dàng để đến địa điểm ra mắt của New Shepard (gần Van Horn, Texas). Sân bay lớn gần nhất của Blue Origin đặt tại ở El Paso, cách trang trại gia đình Bezos 2,5 giờ lái xe. Sau khi thuê lại một phần không gian, công ty vũ trụ đã xây dựng một khuôn viên rộng lớn gồm các bệ thử nghiệm, trang trại xe tăng, nhà chứa máy bay, bệ phóng và không gian dành cho khách du lịch phục vụ cho việc tham quan và chuẩn bị cho các sứ mệnh tương lai.

Sau khi bước ra từ New Shepard, Bezos đã vô cùng hài lòng với sản phẩm. "Kỳ vọng của tôi rất cao, nhưng New Shepard còn làm được hơn những gì tôi tưởng tượng," Bezos bình luận về trải nghiệm du lịch vũ trụ của mình. 

Trong chuyến bay, ông và những hành khách khác đã được thử cảm giác ăn Skittles (kẹo trái cây nổi tiếng của Mỹ) trong không gian phi trọng lực.

Và đã có một hành khách vô tình kiểm chứng cho các đánh giá được cho là hoàn toàn tích cực sau chuyến bay. "Tôi nghĩ rằng mình sẽ nhìn thấy toàn cảnh thế giới nhưng chuyến bay đã không đạt đến độ cao như kỳ vọng.", có thể cô ấy mong đợi được nhìn thấy toàn bộ hành tinh hơn là rìa của trái đất ở không gian vũ trụ.

Bên cạnh đó, Funk cho rằng tàu du hành chở bốn người có ít chỗ cho các thao tác vi trọng lực thú vị hơn cô dự đoán. Và vấn đề này có thể trở nên trầm trọng hơn khi công ty thực hiện một chuyến bay với đầy đủ sáu hành khách. 

Mặc dù giới siêu giàu với nhu cầu được khẳng định địa vị và những người đam mê hàng không vũ trụ sẽ là khách hàng của New Shepard, nhưng dư luận vẫn cho rằng New Shepard rất khó để vượt qua Phallic, một loại tên lửa khác. Đồng thời, Bezos cũng đối mặt với những hoài nghi về lợi ích tiềm năng của khoản đầu tư này.

Chuyến du lịch khẳng định vị thế người có tiền

Những thách thức Jeff Bezos phải đối mặt trên hành trình phát triển mô hình du lịch vũ trụ - Ảnh 3.

Tên lửa của công ty đối thủ SpaceX, được thành lập bởi tỷ phú Elon Musk. (Ảnh: BBC).

New Shepard là một thành tựu kỹ thuật bởi lẽ từ trước đến nay chưa có ai chế tạo thành công tên lửa quỹ đạo tự động, có thể tái sử dụng. Tuy nhiên, nó thực sự chỉ có thể dừng chân tại các điểm đến trong vài phút.

Vào ngày 21/7, Bezos đã một lần nữa tuyên bố rằng New Shepard được thiết kế để cất cánh và hạ cánh thẳng đứng với động cơ tên lửa chạy bằng nhiên liệu hydro. Hiện tại, Blue Origin đang chế tạo New Glenn, tên lửa với khả năng tái sử dụng hoàn toàn và là một trong những quả tên lửa lớn nhất dành cho những chuyến bay.

"Khi thành lập Amazon, tôi không không xây dựng dịch vụ bưu chính. Thế giới đã có cách để vận chuyển các gói hàng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ hàng không vũ trụ là quá đắt đỏ và không hiệu quả", Bezos nói. 

Đây là những vấn đề đã được ông đề cập trong các cuộc phỏng vấn vào năm 2017 nhưng trên thực tế, đến nay, New Glenn vẫn chưa được đưa vào hoạt động. 

Trong khi đó, công ty đối thủ của Elon Musk, SpaceX, dường như đã chiếm ưu thế với tên lửa cực lớn, có thể tái sử dụng hoàn toàn - Starship. Nó đã kiếm được tiền từ việc phóng vệ tinh cho các khách hàng thương mại và chính phủ, đồng thời đưa các phi hành gia NASA lên quỹ đạo — một nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều so với một chuyến bay dưới quỹ đạo.

Nói cách khác, không cần thiết phải trình diễn công nghệ trên một phương tiện du lịch vũ trụ, trừ khi mục đích thực sự của Bezos là thực hiện ước mơ bay vào vũ trụ từ thời thơ ấu. Blue Origin cần đưa tàu vũ trụ kích thước lớn của mình vào hoạt động.

Bezos có thể biện minh cho việc đầu tư của mình với lý do rằng những người giàu có sẽ sử dụng dịch vụ này để khẳng định địa vị và khi lợi thế kinh tế theo quy mô được cải thiện, sự đổi mới sẽ trở nên phổ biến hơn. Tàu vũ trụ sẽ là sự nối tiếp nâng cấp của ô tô, máy bay, điện thoại di động và máy tính cá nhân và tàu vũ trụ sẽ tồn tại cùng với những hỗ trợ từ chính phủ.

"Những gì chúng tôi đang làm không chỉ là phiêu lưu, mà đó là một cuộc phiêu lưu và rất thú vị. Điều này rất quan trọng, vì đây bước khởi đầu cho một hành trình vĩ đại. Và đó là cảm giác tôi đạt được sau gần ba thập kỷ gắn bó với Amazon.", Bezos khẳng định.

Quỳnh Hoa