Cuộc chiến gã khổng lồ - người tí hon trong các cửa hàng tạp hoá quen thuộc của người Việt
Giống nhiều quốc gia khác, các cửa hàng tạp hoá tại Việt Nam vẫn đang đứng ngoài làn sóng công nghệ. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt và chủ cửa hàng phải ghi nhớ giá của hàng loạt mặt hàng.
Dù vậy, hiện tại, nhiều công ty và startup đang bắt đầu bứt tốc để có chỗ đứng trong cuộc đua số hoá các cửa hàng tạp hoá.
Cuộc chiến startup và các ông lớn
Theo con số ước tính mà TechInAsia cung cấp, Việt Nam đang có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hoá và khoảng 9.000 chợ bán đồ tương sống. Khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh này. Đây là tỉ lệ cao nhất trong khu vực, theo RedSeer Consulting.
Hồi tháng 9/2019, GGV Capital, Tiger Global Management, và Sequoia India rót 25 triệu USD vào startup chưa đầy một năm tuổi Telio. Trong bối cảnh không nhiều startup mới thành lập tại Việt Nam có thể gọi được một vòng vốn Series A đủ lớn, thương vụ của Telio thu hút được khá nhiều sự chú ý trong hệ sinh thái công nghệ Việt Nam.
GGV Capital là quỹ đầu tư có khá nhiều startup thương mại điện tử B2B trong danh mục, ví dụ Udaan (Trung Quốc), Khatabook (Ấn Độ), và Shihuituan (Trung Quốc). Trong một chia sẻ của mình, ông Jixun Foo, đối tác điều hành ở GGV Capical giải thích lí do đầu tư vào Telio là việc startup này có thể cải thiện hoạt động thu mua của các nhà bán lẻ nhỏ trong khi đó có tiềm năng cung cấp cho họ loại hình tài trợ phù hợp.
Tương tự với Udaan, Telio cũng đặt mục tiêu tạo ra tác động với các nhà bán buôn trong chuỗi cung ứng khi tạo cầu nối trực tiếp giữa các cửa hàng tạp hoá với các nhãn hàng, nhà sản xuất hay nhà phân phối trên một nền tảng tập trung.
Hồi tháng 12/2020, Telio cho biết đã tiếp cận được khoảng 20% các nhà bán lẻ nhỏ ở Hà Nội và TP HCM. Hiện tại, Telio đang có 11 nhà kho ở hai thành phố lớn trên cùng với đó là đội xe tải gồm 100 xe có thể thực hiện giao hàng trong ngày từ 6 giờ đén 12 giờ.
Cũng giống Udaan, mô hình nhà kho của Telio đòi hỏi đầu tư rất lớn và kho hàng và chi phí logistics.
Ở Việt Nam, Telio không chỉ phải đối mặt với đối thủ là các nhà cung cấp truyền thống của các cửa hàng tạp hoá. Startup này còn đang phải cạnh tranh với một đối thủ đáng gờm khác: VinShop. Nền tảng B2B2C này được ra mắt vào tháng 10 năm ngoái thông qua One Mount Group, công ty logistics của Vingroup.
Được thành lập vào năm 2019, One Mount Group muốn thay đổi bức tranh mảng bán lẻ ở Việt Nam. One Mount Group chiêu mộ ông Nguyễn Trần Thi, cựu CEO GHN, một trong những startup logistics thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam, ngồi ghế cao nhất mảng logistics.
Tương tự Telio, VinShop cho phép chủ các cửa hàng tạp hoá nhỏ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và đảm nhận luôn việc giao hàng.
Bên cạnh nguồn vốn dồi dào để duy trì cạnh tranh, VinShop còn có thể tận dụng các lợi thế của ví điện tử VinID để kết nối các người dùng cuối hiện hữu (đã mua sắm ở VinMart) với các nhà bán lẻ nhỏ.
Trong một email gửi tới TechInAsia, bà Trương Quỳnh Phương, giám đốc thương mại của One Mount Group, nói mục tiêu của VinShop là mở rộng độ phủ từ 65.000 cửa hàng lên thành 150.000 cửa hàng vào năm 2021.
Tiềm năng tăng trưởng gấp nhiều lần
Ông Roshan Raj, đối tác của RedSeer Consulting khu vực Đông Nam Á, cho rằng thị trường thương mại điện tử B2B ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn với giá trị giao dịch (GMV) đạt dưới 150 triệu USD vào năm 2020.
Trong khi VinShop và Telio đang nắm giữ phần lớn thị phần, RedSeer Consulting dự đoán rằng GMV mảng thương mại điện tử B2B có thể tăng trưởng từ 3 lần đến 4 lần để chạm mốc 500 – 600 triệu USD vào năm 2021.
"Ở Việt Nam, mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Một mảng bán lẻ lớn và chưa được quy hoạch đồng nghĩa với việc vấn còn rất nhiều giao dịch được thực hiện trực tiếp: luồng hàng, luồng thanh toán và luồng thông tin", ông Roshan nói thêm.
Grab đã khá nhanh chân trong việc nắm bắt cơ hội từ việc số hoá các khu chợ đồ tươi sống ở Việt Nam. Hồi tháng 9 năm ngoái, Grab đưa các nhà bán hàng ở các khu chợ đồ tươi sống lên GrabMart.
Với nguồn lực tài chính ít ỏi hơn, nhiều startup nhỏ trong lĩnh vực B2B khác đang hướng đến các phân khúc thị trường ngách. Một trong số đó là Sapo.
Được thành lập vào năm 2008, Sapo đang cung cấp cho các nhà bán hàng nhỏ phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS. Hiện tại, startup này tuyên bố đã có 100.000 nhà bán hàng nhỏ là khách hàng, rất nhiều trong số đó là các cửa hàng tạp hoá.
Sapo cũng cho ra mắt Sapo Market, tính năng chợ được tích hợp vào Sapo POS cho phép chủ cửa hàng mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất và nhà bán buôn. Đổi lại các nhà sản xuất và bán buôn sẽ tiếp cận được với nhiều cửa hàng hơn và có thêm dữ liệu để phục vụ phân tích kinh doanh.
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Sapo, nói rằng ý tưởng về một khu chợ nói trên đã nhen nhóm từ 3 năm trước. "Một cửa hàng thông thường, vốn chỉ có từ 1 đến 3 nhân viên, phải làm việc trung bình với từ 30 đến 70 nhà cung ứng. Các chủ cửa hàng thường đặt hàng không có kế hoạch và thường không nhận được giá tốt nhất", ông Tuyến nhận định.
Các chủ cửa hàng phải trả phí dịch vụ hàng tháng khi dùng Sapo POS trong khi đó các nhà bán buôn trả phí hoa hồng cho các giao dịch thực hiện thông qua Sapo Market. Ông Tuyến chia sẻ rằng Sapo không lưu kho hàng hoá mà thực hiện ưu đãi cho các nhà bán buôn bằng cách trợ giá giao hàng trên Sapo Market.
Tương tự với chức năng của Sapo Market cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, KiotPro chuyên cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm thương hiệu lớn. Đây là những sản phẩm mà các cửa hàng nhỏ thường không tiếp cận được, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ. KiotPro là một sản phẩm của KiotViet.
"Mỹ phẩm có biên lợi nhuận cao hơn và không phải thương hiệu nào cũng có kênh phân phối mạnh tới nhiều địa phương", ông Tony Ng, đồng sáng lập KiotViet, chia sẻ. KiotViet đang đang có kế hoạch mở rộng các sản phẩm mà KiotPro cung cấp, bao gồm cả các sản phẩm tiêu dùng nhanh cho các cửa hàng tạp hoá.
Bách Hóa Việt cũng theo đuổi mô hình không đòi hỏi cần có nhiều tài sản. Startup này muốn kết nối các nhà sản xuất, nhà cung cấp, chủ cửa hàng, các đối tác logistics và người dùng cuối trên một nền tảng tập trung gọi là GT Link.
Ông Nguyễn Hoài Vương, Giám đốc Vận hành của Bách Hoá Việt, nói rằng khách hàng của họ là 4.000 cửa hàng nhỏ, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam. Để cạnh tranh, Bách Hoá Việt nhắm tới các nhà sản xuất các thương hiệu thực phẩm địa phương. Họ thường không có nhiều kinh nghiệm trong phân phối sản phẩm.
Cuộc đua mới chỉ bắt đầu
Trong khi nhiều startup muốn học hỏi mô hình của Udaan (Ấn Độ) và GudangAda (Indonesia), họ cần cẩn trọng trong việc áp dụng mô hình tương tự ở Việt Nam, TechInAsia dần lời các chuyên gia trong lĩnh vực.
Mới đây, Udaan gọi được 280 triệu USD đầu tư để đưa định giá công ty lên hơn 3 tỉ USD và tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường. Udaan giải quyết vấn đề các nhà bán hàng ở Ấn Độ thường gặp: phải tới hẳn thành phố khác để mua hàng.
Mạng lưới logistics "hỗn loạn" ở Ấn Độ giúp Udaan tạo được giá trị ở tại đây. Dù vậy, ở Việt Nam, bức tranh logistics đá khá cạnh tranh. Điều này có nghĩa là các startup phải làm được nhiều điều hơn việc trợ giá và giao hàng.
Một báo cáo của TechInAsia cho thấy có ít nhất 50 startup đang hoạt động ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ logistics thương mại điện tử, cả chặng đầu và chặng cuối. Phần lớn trong số này đạt độ phủ toàn bộ 63 tỉnh thành.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM, các cửa hàng nhỏ sử dụng năng lực giao hàng của riêng mình thông qua những tài xế giao hàng theo yêu cầu.
Để tiếp cận các nhà bán lẻ ở các thành phố nhỏ, các ứng dụng thương mại điện tử B2B phải tăng quy mô. Với số lượng giao dịch lớn, họ có thể cải thiện được biên lợi nhuận của mình và sau đó mở rộng sang các dịch vụ tài chính khác.
Đây không phải điều dễ làm, ngay cả tại Ấn Độ.
Khoản lỗ trước thuế của Udaan đã tăng lên mốc 344 triệu USD trong năm tài chính 2020 từ con số 106 triệu USD của một năm trước đó.
Dù những thách thức trước mắt, ông Roshan của RedSeer Consulting vận nhận định Việt Nam là thị trường đủ lớn và có triển vọng vĩ mô tốt. Ông Hero Choudhary, đối tác của Beenext, cho biết cũng đang theo dõi mảng TMĐT B2B ở Việt Nam. Trước đó, công ty của ông từng rót vốn vào Sendo.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/