|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cửa hàng Khaisilk tháo biển hiệu, lặng lẽ tu sửa bên trong

11:01 | 13/05/2019
Chia sẻ
Gần hai năm từ khi đóng cửa, Khaisilk 113 Hàng Gai bất ngờ gỡ toàn bộ biển hiệu, số nhà. Trong khi đó, cửa hàng còn lại ở Nguyễn Thái Học giờ chỉ tập trung kinh doanh ẩm thực.

Theo ghi nhận của phóng viên Zing.vn, từ ngày bị khám xét và thu giữ hàng hóa, cửa hàng số 113 Hàng Gai (Hà Nội), thuộc hệ thống Khaisilk đã đóng cửa, ngừng bán khăn.

Tuy nhiên mới đây, mặt tiền của địa chỉ này đã có sự thay đổi. Tất cả biển hiệu, thậm chí số nhà cũng bị gỡ bỏ. Người dân sống quanh khu vực này cho biết đằng sau cánh cửa đóng kín, luôn có vài ba thợ sửa nhà đang làm việc.

Chị Hạnh, một tiểu thương bán hàng quần áo gần đó, cho hay: "Cũng phải được 2-3 tháng rồi, họ gỡ biển hiệu rồi cả số nhà luôn. Còn giờ hỏi sửa cái gì, trong đấy thế nào thì thú thật tôi không biết. Họ đóng cửa suốt, có ai ra ngoài chi đâu".

Cửa hàng Khaisilk tháo biển hiệu, lặng lẽ tu sửa bên trong - Ảnh 1.

Không còn thấy bộ nhận diện thương hiệu của Khaisilk tại số 113 Hàng Gai. Ảnh: Văn Hưng.

Trong khi đó, tại số 26 Nguyễn Thái Học, Khai’s Brothers trước đây bán cả buffet và sản phẩm khăn lụa thì nay chỉ tập trung kinh doanh nhà hàng. Cô Hà (56 tuổi, quê Ninh Bình) lấy chồng rồi chuyển về khu phố này ở từ những năm 1990 cho biết khách của Khai’s Brothers chủ yếu là người nước ngoài.

“Quán rộng mà vắng khách, ra vào đa phần là khách Tây, chứ người Việt mình ít”, cô Hà chia sẻ.

Trước đó, ngày 17/10/2017, khách hàng đặt mua 60 chiếc khăn lụa hiệu Khaisilk tại cửa hàng 113 Hàng Gai phát hiện một chiếc vừa gắn mác "made in Vietnam" vừa có mác "made in China". Phía cửa hàng Khaisilk khi ấy giải thích khăn mang 2 mác do sự nhầm lẫn của nhân viên kho hàng.Chợt một chiếc Range Rover tiến đến và dừng ngay trước cửa nhà hàng. Cô Hà chỉ tay vào chiếc xe: "Đấy, ông Khải (ông Hoàng Khải - chủ thương hiệu Khaisilk - pv) lại đến đấy. Lúc nào cũng thấy ông ấy đội mũ".

Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng cũng như dư luận. Đến ngày 25/10, ông Hoàng Khải đã phải thừa nhận với Zing.vn hành vi "bán 50% lụa "made in China" tại hệ thống của mình". Ông chủ Khaisilk cho rằng để chuyện này xảy ra bởi khả năng quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, không bao quát tất cả lĩnh vực và không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa.

Cửa hàng Khaisilk tháo biển hiệu, lặng lẽ tu sửa bên trong - Ảnh 2.

Cửa hàng Khaisilk tại Nguyễn Thái Học giờ chỉ tập trung kinh doanh mảng ẩm thực. Ảnh: Văn Hưng.


Ngày 26/10, cơ quan quản lý thị trường đã kiểm tra, thu giữ mặt hàng lụa tại cửa hàng này. Công ty sau đó đã đóng cửa, mọi giao dịch ngừng hoạt động.

Hiện các cửa tiệm nằm trong hệ thống cửa hàng Khaisilk tại TP.HCM đều bị đổi chủ hoặc ngừng kinh doanh.

Hiện tại, ông Hoàng Khải cũng đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức, đơn vị hạt nhân của các công ty của Khaisilk. Người đại diện pháp luật giờ là Nguyễn Thu Nga. Vị trí giám đốc công ty vẫn là Phan Anh Đức. Bà Nguyễn Thu Nga chính là chủ hộ kinh doanh ở địa chỉ số 113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mới đây nhất, doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải của ông chủ Khaisilk cũng có mặt trong danh sách nợ thuế của TP.HCM với số tiền nợ thuế hơn 5,4 tỷ đồng.

Cửa hàng Khaisilk tháo biển hiệu, lặng lẽ tu sửa bên trong - Ảnh 3.

Văn Hưng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.