|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Câu chuyện Khaisilk và sự tiếc nuối một thương hiệu

07:42 | 28/10/2017
Chia sẻ
Câu chuyện khủng hoảng “treo lụa ta bán lụa Tàu” của Khaisilk đang làm dư luận phẫn nộ xen lẫn tiếc nuối một thương hiệu đã được gây dựng từ 30 năm trước.

Việc hàng loạt hàng hóa Trung Quốc gắn mác Made in Việt Nam không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, câu chuyện khủng hoảng “treo lụa ta bán lụa Tàu” của Khaisilk đang làm dư luận phẫn nộ xen lẫn tiếc nuối một thương hiệu đã được gây dựng từ 30 năm trước với một nhiệt huyết đưa dải lụa Việt Nam tới gần với thế giới.

Dù các nhà chức năng đã vào cuộc, chủ nhân thương hiệu Khaisilk - ông Hoàng Khải - cũng đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Vậy nhưng, đây sẽ không chỉ là câu chuyện riêng của một doanh nghiệp, mà sẽ ảnh hưởng tới các thương hiệu Việt Nam nói chung và lụa Việt Nam nói riêng.

cau chuyen khaisilk va su tiec nuoi mot thuong hieu
Các sản phẩm lụa của Khaisilk. Ảnh: Facebook Khaisilk

Bởi lâu nay, cũng giống như bao thương hiệu quốc gia khác, Khaisilk đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng Việt về một sản phẩm thuần túy đặc trưng cho Việt Nam. Chính bởi lẽ đó, đây cũng là món quà ý nghĩa được ưu ái và là lựa chọn số 1 dành cho người thân và bạn bè vào những dịp quan trọng nào đó. Ấy vậy mà, không tiếc công nuôi dưỡng thương hiệu, Khaisilk đã tự khai tử mình qua việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt trong mắt bạn bè thế giới. Trên nhiều trang facebook, không ít bạn bè nước ngoài tỏ ý phẫn nộ trước thông tin này và họ đã bắt đầu băn khoăn khi chọn mua các sản phẩm Việt. Điều này sẽ là một thiệt hại không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung và hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nói chung. Thương hiệu là của doanh nghiệp, tầm cao hơn là của một quốc gia. Do đó, tổn hại thương hiệu có thể vượt xa khỏi biên giới. Du khách đến một đất nước nào đó, thường cố công và không tiếc tiền mua cho bằng được một sản phẩm hoàn toàn của quốc gia đó. Một chiếc áo bằng lụa tơ tằm Việt Nam có thể ngang giá bán với một sản phẩm thương hiệu thời trang nhanh toàn cầu, nhưng giá trị độc quyền thì vượt trội hơn hẳn. Không phải ngẫu nhiên mà sự bảo chứng quốc gia lại dễ lấy niềm tin của khách hàng đến thế. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: “Chúng ta đừng mơ xa quá có một thương hiệu Việt Nam vì từ chiếc ốc vít cho đến chiếc máy bay, các nước công nghiệp phát triển đã xây dựng thương hiệu từ hàng trăm năm trước. Họa chăng, chúng ta có một thương hiệu quốc gia nổi tiếng thế giới, đó là phở”. Xây dựng một thương hiệu đã khó, nhưng để có được niềm tin và gắn kết với thương hiệu ấy lại càng khó hơn. Từ một thương hiệu được xem là quốc hồn quốc túy của lụa Việt Nam, giờ đây Khaisilk đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bởi bán sản phẩm "Made in China" nhưng gắn mác Việt Nam trong suốt nhiều năm liền. Đây không chỉ là thiệt hại của một doanh nghiệp mà là của cả thương hiệu Việt trong mắt khách hàng quốc tế.

Uyên Hương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.