|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Con đường' tơ lụa, nhà hàng, bất động sản đến bán phở của ông chủ Khải Silk

08:39 | 27/10/2017
Chia sẻ
Mười năm trước đây, hãng tin Reuters (15/3/2004) viết về ông Khải Silk: “Hoàng Khải - một nhãn hiệu hàng đầu về lụa tơ tằm Việt Nam đã chuyển sang một phong cách kinh doanh cao cấp riêng và đã thành công nhờ không tuân theo những quy ước thông thường”. 
 
con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk Điểm mặt loạt bất động sản triệu USD của đại gia Khải Silk bán lụa 'made in China'

Kinh doanh tơ lụa, “Chính tôi là người khai sinh ra phố tơ lụa ở Hàng Gai"

con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk

Cửa hàng thêu nhỏ của gia đình nằm ở số 96, phố Hàng Gai, Hà Nội, là nơi gắn với tuổi niên thiếu của Khải và là nơi bắt đầu cho cái tên Khải Silk.

Từ những năm 1980, Khải là thanh niên Hà thành cao ráo thanh tú, là sinh viên Nhạc viện Hà Nội, bản tính quảng giao nên ngay từ hồi trẻ đã giao du với nhiều bạn bè nước ngoài. Năm 17 tuổi, Khải giúp mẹ kinh doanh, chuyển cửa hàng thêu nhỏ trở thành cửa hàng bán mặt hàng lưu niệm làm từ lụa.

Nhờ vào mối quan hệ với bạn bè nước ngoài, Khải bắt đầu giới thiệu cho những người khách du lịch tới Việt Nam về cửa hàng, chủ yếu là các chuyên gia Thuỵ Điển làm việc tại Việt Nam. Đến năm 25 tuổi, Khải bỏ dở con đường học hành tại Nhạc viện Hà Nội, chính thức thành lập cửa hàng Khaisilk.

Cửa hàng đầu tiên ăn nên làm ra ở phố Hàng Gai đã đi đầu cho sự phát triển của một loạt cửa hàng tơ lụa dọc Hàng Gai. “Chính tôi là người khai sinh ra phố tơ lụa ở Hàng Gai”, Khải nói.

Ông đặt vải lụa, đặt các sản phẩm ở làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, tìm đến nhiều gia đình chuyên gia công ở Đà Nẵng để làm ra những sản phẩm mang thương hiệu Khải Silk.

Tạo nên được tên tuổi riêng và chỗ đứng của mình, cửa hàng trưng bày Khải Silk hiện diện trong các khách sạn 5 sao, hướng vào đối tượng khách du lịch giàu có. Không còn là cửa hàng thêu nhỏ năm nào mà nay đã trở thành hình ảnh tơ lụa riêng, mang phong cách riêng, phong cách Khải, được mọi người ái mộ và yêu mến. Đấy chính là câu chuyện về một thanh niên bắt đầu với con đường kinh doanh tơ lụa.

con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk

Thế nhưng, công việc làm ăn càng ngày càng phát triển và khi các nguồn hàng trong nước không đủ cung ứng, ông đã tìm đến một giải pháp khác. Trong cuộc trò chuyện với Tạp chí Forbes Việt Nam Số 7, tháng 12/2013, ông thừa nhận rằng đã bắt đầu nhập các sản phẩm lụa xuất xứ Trung Quốc từ những năm 90. Việc kinh doanh “một vốn, mười lời” giúp ông có khoản tích luỹ tiền mặt và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh sinh lời khác.

Nhà hàng

Nhà hàng sang trọng đầu tiên được ông Khải đầu tư là nhà hàng Pháp Au Menoir de Khai, được mệnh danh là nhà hàng luôn đóng, tại một biệt thự cũ trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM.

Sau đó là hàng loạt nhà hàng sang trọng khác ra đời như Ming Dynasty (nhà hàng Trung Hoa, tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM) hay Charm Charm (nhà hàng hải sản, Phú Mỹ Hưng). Trong đó, Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của Khaisilk, một tập đoàn có các thiết kế nhà hàng đều mang nét cung đình, từ Việt Nam đến Trung Quốc.

con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk
Nhà hàng Charm Charm với thiết kế xa hoa, tỉ mỉ và tinh tế đến từng chi tiết, những nhà hàng này đáp ứng nhu cầu ẩm thực mang tính văn hoá cao của giới có tiền.

Bất động sản

Hoàng Khải bắt đầu “lấn sân” sang hoạt động kinh doanh bất động sản khi đầu tư vào một trong những resort nghỉ dưỡng cao cấp tại Hội An vào những năm cuối thập niên 90 sau đó bán lại và thu lời.

Tiếp theo, từ đầu những năm 2000, ông là một trong những rất ít nhà đầu tư chọn Phú Mỹ Hưng khi nơi đây chỉ là đầm lầy nước đọng. Ông đã đầu tư mua hàng chục căn hộ Phú Mỹ Hưng từ hồi dự án còn rất rẻ và chưa có nhiều khách hàng để mắt tới.

Tại Phú Mỹ Hưng, Khaisilk đã tham gia đầu tư khu phức hợp văn phòng và trung tâm thương mại Saigon Paragon. Dự án cao ốc văn phòng – khu thương mại Paragon trị giá 35 triệu đô la Mỹ cùng đầu tư với bà Lê Hoài Anh, Chủ tịch Công ty Thuỷ Lộc.

Công trình nổi tiếng nhất của Hoàng Khải tại Phú Mỹ Hưng là lâu đài TajmaSago nằm bên Hồ bán nguyệt, được lấy cảm hứng từ ngồi đền Taj Mahal Ấn Độ. Lâu đài này có 19 phòng nhưng tổng vốn đầu tư lên tới 15 triệu đôla Mỹ và được thiết kế theo dáng dấp của ngôi đền cổ Taj Mahal, một trong 7 kỳ quan thế giới. Công trình kiến trúc này được xây dừng trên một mảnh đất dọc theo bờ sông, bên cầu Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, với hai kiến trúc sư nước ngoài, một người Nhật, một người Đức. Hơn 1.000 công nhân làm việc trong hai năm.

con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk

Mới đây nhất, công trình được xây dựng đậm chất Khaisilk, The Khai Tower là cao ốc 18 tầng được bao bọc bằng một dải lụa mềm mại uốn lượn. Ngay sát bên là tòa nhà The Price 20 tầng được thiết kế như những quyển sách chồng lên nhau. Tổng vốn đầu tư của cả 2 dự án là 40 triệu USD và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017.

"Khởi nghiệp" với Phở

Nhiều người lại khá bất ngờ khi ở 54 tuổi, Hoàng Khải "khởi nghiệp" mở chuỗi phở "Ông Khải" với 100 cửa hàng trong 2 năm.

Theo kế hoạch, 100 tiệm Phở “ Ông Khải” sẽ được đầu tư và hoàn tất trong năm 2018 với tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng bằng hình thức nhượng quyền. Sau 2 năm, sẽ bán cổ phần cho các quỹ đầu tư và sẽ lên sàn chứng khoán sau 3 năm kinh doanh.

con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk

Bán tơ lụa Trung Quốc, Khải Silk mất và được gì?

Có thể thấy rằng, tơ lụa là điểm bắt đầu cho con đường kinh doanh của ông, là lí do mà người ta biết đến cái tên Khải Silk. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, ông đã đầu tư và thành công ở những lĩnh vực kinh doanh khác mang lại nguồn thu khổng lồ.

Gần đây, những người lựa chọn và tin yêu tơ lụa Khaisilk đã 30 tuổi đời phát hiện ra rằng những sản phẩm tơ lụa mang hình ảnh và nét đẹp Việt lại có xuất xứ tư Trung Quốc. Khách hàng mất niềm tin. Vậy Khải Silk mất đi điều gì?

Mười năm trước đây, hãng tin Reuters (15/3/2004) viết về rằng: “Hoàng Khải - một nhãn hiệu hàng đầu về lụa tơ tằm Việt Nam đã chuyển sang một phong cách kinh doanh cao cấp riêng và đã thành công nhờ không tuân theo những quy ước thông thường”.

Hoàng Khải thành công và giàu có nhờ không tuân theo những quy ước thông thường. Nhưng, cũng chính vì không tuân theo những quy tắc nhất định, thứ ông chủ Khaisilk đánh rơi chính là hình ảnh niềm tin của những người tin yêu và mến mộ hình ảnh Khải Silk. Khó có thể đánh giá Hoàng Khải mất đi hay nhận được bao nhiêu, bởi có lẽ niềm tin vốn không định giá được bằng sự giàu có hay tiền bạc.

con duong to lua nha hang bat dong san den ban pho cua ong chu khai silk

Quỳnh Trang