Lô trái phiếu AT1 trị giá hơn 17 tỷ USD đã bị xóa sổ hoàn toàn sau khi UBS thâu tóm Credit Suisse. Trong khi đó, cổ đông của ngân hàng này vẫn nhận được hơn 3 tỷ USD.
Ngày 19/3 theo giờ địa phương, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ là UBS đã đồng ý mua lại ngân hàng lớn thứ hai là Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF, tương đương 3,2 tỷ USD. Các cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong thương vụ này nhằm ngăn bất ổn của ngành ngân hàng lan rộng.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết các cơ quan chức năng của Thụy Sỹ đang xem xét quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ Credit Suisse và coi đây là phương án thay thế cho kế hoạch sáp nhập với UBS.
Nguồn tin riêng của Financial Times cho biết UBS đã chào mua ngân hàng đang chìm trong khủng hoảng với giá 1 tỷ USD. Cơ quan quản lý Thụy Sỹ dự kiến thay đổi luật để chốt thương vụ trước ngày đầu tuần 20/3 mà không cần cổ đông UBS biểu quyết thông qua.
Goldman Sachs hạ triển vọng nợ của ngân hàng châu Âu từ mức “overweight” (nền tảng cơ bản tốt và có thể cải thiện) xuống mức “neutral” (nền tảng ổn định).
Nguồn tin của Financial Times cho biết UBS – ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ - đang xem xét mua lại một phần hoặc toàn bộ ngân hàng xếp thứ hai là Credit Suisse. Nếu thương vụ diễn ra, đây sẽ là cuộc sáp nhập lớn nhất ngành ngân hàng châu Âu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Sự sụp đổ của SVB xảy đến rất nhanh sau khi ngân hàng này bán tháo hàng chục tỷ USD trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong khi đó, Credit Suisse đã chìm trong khó khăn và bê bối suốt nhiều năm qua.
Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ với hơn 150 năm lịch sử và hàng trăm tỷ USD tài sản. Việc liên tiếp vướng phải các bê bối đang khiến ngân hàng này thiệt hại hàng tỷ USD và mất đi niềm tin của khách hàng.
Ngân hàng đang khó khăn Credit Suisse sẽ vay tối đa 50 tỷ franc Thụy Sỹ (tương đương 53,7 tỷ USD) từ ngân hàng trung ương của nước này theo chương trình cho vay có bảo đảm và cung cấp thanh khoản ngắn hạn.
Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cùng các cơ quan quản lý khẳng định tình hình tài chính của Credit Suisse vẫn ổn định, và hứa sẽ can thiệp khi cần thiết. Đồng thời, chính phủ Thụy Sỹ đang xem xét các lựa chọn khác để giải quyết khủng hoảng tại ngân hàng lớn thứ hai của nước này.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đồng loạt đi xuống trong phiên 15/3 khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Credit Suisse nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Quy mô tài sản của Credit Suisse lớn gấp ba lần so với Silicon Valley Bank (SVB).
Ngày 15/11, Ngân hàng Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sỹ, cho biết đã đạt thỏa thuận bán một lượng lớn sản phẩm tài chính được chứng khoán hóa (có thể giao dịch được) cho công ty đầu tư Apollo Global Management của Mỹ.
Theo thỏa thuận được một tòa án tại Paris chấp thuận ngày 24/10, ngân hàng Credit Suisse đã nhất trí trả 238 triệu euro (234 triệu USD) để tránh bị truy tố về tội rửa tiền và gian lận thuế tại Pháp.
Credit Suisse Group AG ít nhất đã tiếp cận một quỹ đầu tư quốc gia tại Trung Đông để gọi vốn, trong khi một số quỹ đang xem xét cơ hội đầu tư vào ngân hàng của Thụy Sỹ này.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…