Công ty ít tên tuổi làm đối tác của McDonald's ở Việt Nam
Hôm 2/12, McDonald's đã mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là một bước tiến lớn của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh (fastfood) này sau 3 năm chỉ hoạt động tại thị trường TP.HCM.
Quy mô dân số gần 100 triệu người với xu hướng tiêu dùng trẻ và tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng gia tăng đã giúp Việt Nam thu hút hầu hết các thương hiệu F&B (Food&Beverage) lớn của Mỹ.
Trong ngành fastfood, các tên tuổi như KFC, Pizza Hut, Domino’s Pizza, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf, McDonald’s, Subway đều đã bước chân vào Việt Nam bằng con đường nhượng quyền thương hiệu (franchise).
Đây được coi là mô hình kinh doanh phát triển thành công nhất trong vòng 100 năm qua, kinh doanh nhượng quyền đã góp phần đưa những công ty do tư nhân ban đầu rất nhỏ tại Mỹ như Starbucks, McDonald’s, KFC… trở thành những thương hiệu toàn cầu.
Công thức phổ biến của sự thành công này là sự kết hợp giữa các thương hiệu quốc tế sẽ và những doanh nghiệp địa phương có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và am hiểu thị trường.
Cửa hàng McDonald's đầu tiên ở Hà Nội. Ảnh: TL |
Tại thị trường Việt Nam, tiềm năng về nhượng quyền trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng là rất lớn, ông Albert Kong, Chủ tịch công ty Asiawide Franchise nhận định.
“Tuy nhiên, một thị trường nhượng quyền sơ khai như Việt Nam còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Để tham gia hệ thống nhượng quyền từ nước ngoài, doanh nghiệp cần có số vốn rất lớn", ông Albert Kong nói.
Tập đoàn Imex Pan Pacific của ông Jonathan Hạnh Nguyễn, là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong ngành với các thương hiệu nhượng quyền lớn như Burger King, Domino’s Pizza, Donkin’s Donut.
Tuy nhiên, những trường hợp tập đoàn quốc tế hợp tác trực tiếp với công ty trong nước để nhượng quyền kinh doanh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thay vào đó, họ chọn hình thức master franchise – tức chỉ một công ty lớn nhận nhượng quyền thương hiệu chung cho cả một khu vực (quốc gia) thay vì tiếp tục nhượng quyền cho các đối tác nhỏ hơn.
Tập đoàn điển hình sử dụng phương thức này là Starbucks. Họ gia nhập thị trường Việt Nam qua công ty Maxim’s, thuộc Jardine Matheson, một tập đoàn Hồng Kông đã từng triển khai mô hình Starbucks tại nhiều quốc gia ở châu Á.
Tương tự, Pizza Hut được đưa vào thị trường Việt Nam bởi tập đoàn IFB Holdings (Việt Nam) và Jardine Restaurant (cũng thuộc Jardine Matheson). Jardine Restaurant cũng công bố nắm giữ 25% cổ phần của chuỗi cửa hàng KFC tại Việt Nam
Một số thương hiệu khác chọn cách tự đầu tư trực tiếp mà không qua nhượng quyền như Lotteria của Hàn Quốc. Thương hiệu này đã chọn cách phân phối trực tiếp từ tập đoàn mẹ tại Hàn Quốc, bởi tập đoàn này đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án tại Việt Nam phủ rộng trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, khách sạn, trung tâm thương mại. Theo đó, việc tự phân phối chuỗi đồ ăn nhanh Lotteria mà không tiến hành nhượng quyền là một chiến lược dễ hiểu.
Không đi theo chiến lược nào trong số 3 phương thức nhượng quyền kể trên, McDonald's – thương hiệu đồ ăn nhanh có giá trị nhất thế giới - đã chọn một công ty non kinh nghiệm để nhượng quyền khai thác thương hiệu của mình tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng. Ảnh: Forbes |
Công ty Good Day Hospitality dù mới được thành lập năm 2012 bởi doanh nhân Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng - Tổng Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam, đã trở thành đối tác nhượng quyền của Mc Donald’s.
Tháng 2/2014, McDonald's mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM và sau 3 năm, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh này tiến ra thị trường Hà Nội.
Tương tự, khoảng giữa năm 2015, 7-Eleven - chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới - tuyên bố đã ký hợp đồng nhượng quyền độc quyền với Công ty Seven System Vietnam. Cửa hàng 7-Eleven đầu tiên ở Việt Nam đã được khai trương vào tháng giữa 2017 tại TP.HCM.
Các tập đoàn tư nhân lớn của Việt tỏ ra không mặn mà mới việc nhượng quyền thương hiệu kinh doanh nước ngoài, phần lớn đã chọn con đường tự phát triển hệ thống kinh doanh riêng như Vingroup xây dựng chuỗi cửa hàng Vinmart+, hay Thế Giới Di Động phát triển các cửa hàng Thegioididong, Điện máy Xanh...
Trong khi đó, tại Thái Lan, Singapore hay Malaysia, Seven & I Holdings – tập đoàn mẹ của 7-Eleven – đều chọn những tập đoàn tư nhân lớn trong nước để nhượng quyền.
Ở Thái Lan, CP ALL công ty con của tập đoàn Charoen Pokphand (CP), đang điều hành khoảng 10.000 cửa hàng 7-Eleven ở Thái Lan, trở thành chuỗi cửa hàng lớn nhất ngoài thị trường Nhật Bản.
Công ty con của Jardine Matheson là Dairy Farm Intetnational đang vận hành 570 cửa hàng 7-Eleven tại Singapore. Jardine Matheson đang đứng sau nhiều thương hiệu lớn được nhượng quyền vào Việt Nam.
Tập đoàn Berjaya đang quản lý hơn 2.200 cửa hàng 7-Eleven tại thị trường trong Malaysia. Đây cũng là tập đoàn đã mang thương hiệu xe Mazda, Starbucks và Krispy Kreme vào thị trường này.
Nguyên tắc không cấp cho một đối tác quyền mở cửa hàng tiện lợi ở nhiều quốc gia khácn hau của 7-Eleven đã mang lại cơ hội cho công ty kém tên tuổi như Seven System Vietnam.
Trong khi đó, dường như McDonald’s đã bước chân vào Việt Nam sau khi “chọn” ông Nguyễn Bảo Hoàng vào năm 2013 do những thành công mà doanh nhân này có được trong một số lĩnh vực khác. Ông Bảo Hoàng là một người chưa có kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn nhanh trước đó.
Zara, H&M, McDonald’s tốn bao nhiêu tiền để thuê mặt bằng tại Hà Nội?
Với những vị trí đắc địa, tại trung tâm thương mại lớn hàng đầu tại thủ đô, các thương hiệu hàng đầu thế giới phải ... |
Độc chiêu quảng cáo du kích ở trạm xe buýt của McDonald's
Một cốc cà phê bốc khói nghi ngút trên màn hình ở trạm xe buýt là giải pháp độc đáo của hãng McDonald's để thu ... |
McDonald's khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội
Sáng 2 tháng 12, cửa hàng đầu tiên của hãng bán đồ ăn nhanh McDonald's ở Hà Nội đã khai trương, sau khi đạt mốc ... |