|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty cung ứng hàng may mặc cho Zara lên sàn chỉ để nổi tiếng?

21:53 | 16/07/2018
Chia sẻ
Chủ tịch HĐQT Đầu tư và Phát triển TDT cho biết, mục đích chính của việc lên sàn là để mọi người hiểu và biết đến Công ty, không phải nhất thiết lên sàn là để huy động vốn.
cong ty cung ung hang may mac cho zara len san chi de noi tieng Sau H&M, đến lượt Zara ế ẩm
cong ty cung ung hang may mac cho zara len san chi de noi tieng Zara khiến H&M lao đao nhất trong 16 năm kinh doanh
cong ty cung ung hang may mac cho zara len san chi de noi tieng Zara, H&M, McDonald’s tốn bao nhiêu tiền để thuê mặt bằng tại Hà Nội?

Lên sàn chỉ để nổi tiếng?

Chia sẻ riêng với người viết tại buổi roadshow Cơ hội đầu tư của CTCP Đầu tư và Phát triển TDT, ông Chu Thuyên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cho biết, hợp đồng đơn hàng của TDT trong năm 2018 hầu như đã được ký hết vì thế bây giờ chỉ chú tâm vào tổ chức sản xuất. Theo đó năm 2018, công ty hoàn toàn có khả năng đạt kế hoạch đề ra với 300 tỷ đồng doanh thu và gần 20 tỷ đồng lợi nhuận (gần gấp đôi năm 2017).

Bước sang năm 2019, hai chỉ tiêu này lần lượt tăng lên 373 tỷ đồng và 24,5 tỷ đồng. Còn năm 2020 mục tiêu doanh thu 467 tỷ đồng và gần 31 tỷ đồng lợi nhuận. Cổ tức giai đoạn này khoảng 12-20%. Đồng thời, trong năm 2018, công ty chưa có ý định tăng vốn điều lệ, mà có thể sang năm 2019 nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong thời gian tới.

Nói về việc lên sàn, ông Thuyên cho rằng mục đích chính là để mọi người hiểu và biết đến công ty, không phải nhất thiết lên sàn là huy động vốn. Được biết, ngày 18/7 tới đây, hơn 8 triệu cổ phiếu TDT của CTCP Đầu tư và Phát triển TDT sẽ chào sàn HNX với giá tham chiếu 15.000 đồng/cp.

cong ty cung ung hang may mac cho zara len san chi de noi tieng
Buổi roadshow Cơ hội đầu tư của CTCP Đầu tư và Phát triển TDT (ảnh: MA)

Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ không ảnh hưởng đến thị trường dệt may Việt Nam

Nhận định về rủi ro từ chiến tranh thương mại Trung - Mỹ, ban lãnh đạo của công ty cho biết, thị trường dệt may Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nếu như có ảnh hưởng thì sẽ có lợi cho Việt Nam bởi Mỹ sẽ chuyển hướng sang thị trường có chi phí lao động thấp khi chiến tranh thương mại xảy ra.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của may mặc toàn cầu giai đoạn 2012-2025 duy trì ổn định ở mức 5%/năm. Dự báo cho đến 2025 quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110 tỷ USD. Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 9,8%/năm.

Đáng chú ý, các hiệp định thương mại đang trong giai đoạn đàm phán và những hiệp định thương mại chuẩn bị có hiệu lực ảnh hưởng tới ngành dệt may như CPTPP (TPP-11), FTA với EU (đã kết thúc đàm phán và chờ thực thi). Với CPTPP, trước mắt Mỹ chưa tham gia nhưng có thể về lâu dài sẽ tham gia.

Các nhà đầu tư đầu tư vào nguyên phụ liệu dệt của Việt Nam đang có dấu hiệu đầu tư lại. Bên cạnh đó, hoạt động gia công xuất khẩu sẽ dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong đó Bangladesh và Việt Nam là hai điểm đến đầu tư của sự dịch chuyển này.

CTCP Đầu tư và Phát triển TDT thành lập năm 2011, chuyên cung ứng các sản phẩm hàng may mặc cho đối tác trong và ngoài nước như Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc... Hiện Công ty có hai nhà máy đặt tại huyện Phú Bình và xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên.

Khách hàng Mỹ bao gồm các nhà bán lẻ, siêu thị lớn nằm trong Top 10 của Mỹ có hệ thống bán lẻ rộng khắp Mỹ và thế giới như GAP, TARGET, A&F...

Khách hàng EU của TDT cũng là các nhà bán lẻ có hệ thống cửa hàng rộng khắp châu Âu và thế giới như Zara, Tesco...

6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của Công ty đạt 107,7 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 5,5 tỷ đồng, tăng 19,5%.

Xem thêm

Minh Anh