|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cơn sốt trà sữa: Xâm nhập trái tim và những chiêu lố bịch

08:15 | 20/05/2018
Chia sẻ
 Mấy ngày trước, không ít người ngỡ ngàng khi xem những bức ảnh ghi lại cảnh giới trẻ xếp hàng dài để chờ đến lượt mua sữa tươi trân châu đường đen ở một quán lề đường, TP Hồ Chí Minh được đăng tải trên báo và tràn lan trên mạng xã hội. Nhiều bậc phụ huynh than thở: Không hiểu nổi bọn trẻ bây giờ thế nào?
con sot tra sua xam nhap trai tim va nhung chieu lo bich Trà sữa vẫn là 'mỏ vàng' khổng lồ với giới kinh doanh ở Việt Nam
con sot tra sua xam nhap trai tim va nhung chieu lo bich Trà sữa ngầu bọt
con sot tra sua xam nhap trai tim va nhung chieu lo bich
Người trẻ xếp hàng dài mua trà sữa. (nguồn ảnh: Internet)

“Sao phải khổ vậy chứ!”

Trông thấy lũ trẻ xếp hàng rồng rắn mua trà sữa, một nhà báo làm thể thao bình: “Xếp hàng vào sân xem bóng đá? Không, xếp hàng để mua trà sữa tươi trân châu… Lạy!!! Sao phải khổ vậy chứ!!!”. Tuy nhiên cũng có người phản bác: “Tại sao xếp hàng coi bóng đá thì được mà xếp hàng mua trà sữa thì không? Ai phát ngôn vậy hãy coi lại mình đi, già quá rồi!”. Cũng có ý kiến cho rằng, bạn trẻ xếp hàng dài mua trà sữa tới mức kinh động cả nước như vừa qua, khéo cũng chỉ là một chiêu trò do chủ quán tạo ra để “câu khách”: “Mỗi đứa được một ly miễn phí cộng với 50 ngàn đồng tiền công thì có đứng không cưng?”. Nhưng đó chỉ là một phỏng đoán, đến nay cũng chưa thấy ai tìm ra bằng chứng những người trẻ được thuê xếp hàng dài ở quán nọ. Nhân viên quán này tiết lộ với báo chí: Mỗi ngày bán được từ 2000-3000ly, người ta xếp hàng từ 18-22 giờ mỗi ngày, phải chờ đôi, ba chục phút mới mua được một ly sữa tươi trân châu đường đen.

Nhưng chẳng phải đến khi xuất hiện những hình ảnh đoàn người nối dài chờ mua trà sữa thì người ta mới biết trà sữa đang lên cơn sốt trong giới trẻ. Tại thời điểm năm 2017, có người đã thống kê, có khoảng 60 thương hiệu trà sữa khác nhau cùng tồn tại ở thủ đô: DingTea, Gongcha, Toco Toco, Goky, Coco… Các thương hiệu trà sữa cũng hết mình phục vụ khách hàng: Mùa hè có trà sữa mát lạnh, mùa đông những ai sợ viêm họng có thể chọn trà sữa nóng. Không chỉ ở các thành phố lớn, trà sữa bắt đầu tung hoành ngay ở vùng cao. Tại Cao Bằng, mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cũng đã xuất hiện không ít quán trà sữa, thấy cả những thương hiệu được giới trẻ thủ đô ưa chuộng như DingTea. Hiện nay, một hội những người yêu trà sữa ở TP Hồ Chí Minh đang rầm rộ quảng cáo cho thương hiệu trà sữa “Meet & More” đến từ Hàn Quốc. Bất ngờ ở chỗ người mang “Meet & More” về Việt Nam chính là một ông chủ nổi tiếng với thương hiệu nhôm kính thuần Việt. Lý do ông chủ vật liệu xây dựng quay ra bán thêm trà sữa Hàn Quốc, vì ông nhìn thấy tiềm năng ở người Việt, đặc biệt là giới trẻ Việt vốn rất ưa văn hóa giải trí của Hàn, từ đó mê ẩm thực Hàn. Cơn sốt trà sữa đang ở thời kỳ đỉnh cao mà thị trường lại thiếu vắng đồ uống xuất xứ Hàn, bấy lâu cứ để “anh” trà sữa Đài Loan mặc sức tung hoành cũng là một sự phung phí, dưới con mắt của người làm kinh doanh. Giá bán của Meet & More nghe đồn cũng hấp dẫn hơn so với nhiều thương hiệu trà sữa khác.

con sot tra sua xam nhap trai tim va nhung chieu lo bich

Tốn tiền và thời gian?

Có bao giờ người lớn, cụ thể là các bậc phụ huynh, hiểu nổi bọn trẻ bây giờ? Mâu thuẫn thế hệ là câu chuyện muôn thuở. Làm sao người lớn bận rộn cơm áo gạo tiền, có thể tưởng tượng nổi thức uống lại như virus xâm nhập trái tim: “Một ly trà sữa liệu có thể sưởi ấm trái tim mình?”, hội những người yêu trà sữa viết như vậy. Những kẻ đang độ thanh xuân nhưng cô đơn thường an ủi nhau bằng “câu kinh điển”: “Thanh xuân không có người yêu như uống trà sữa không trân châu. Có người cần, có người không cần, có người đòi hẳn trân châu trắng. Mình cũng thích trân châu lắm, nhưng nhiều khi không trân châu trà sữa vẫn ngon!” v.v…Thế đấy!

Môt tờ báo Nhật đã viết về cơn sốt trà sữa ở Việt Nam, trong đó có nêu chi tiết thú vị: Một cốc trà sữa đắt hơn một tách cà phê. Thế nhưng, trà sữa đang làm mưa bão ở quốc gia có văn hóa cà phê lâu đời, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, sau Brazil. Theo góc nhìn của cây bút nước ngoài, thì “trà sữa Đài Loan có nét giống chè - món tráng miệng truyền thống của người Việt Nam, giúp cho loại đồ uống này dễ dàng được người bản địa đón nhận”. Nhận xét này chưa hẳn đã đúng. Có biết bao nhiêu thứ na ná chè Việt, có tạo “bão” đâu? Chắc phải mở cuộc điều tra xã hội học trong giới trẻ mới tìm được đáp án chính xác. Chính các bậc phụ huynh, những người cung cấp tiền cho lũ trẻ tiêu vặt cũng không thể hiểu vì sao con mình chỉ đổ tiền vào trà sữa. Cứ tính ngày uống 2-3 ly trà sữa, một tháng bạn trẻ cũng tốn chừng trên dưới 3 triệu đồng.

Dân mê trà sữa truyền nhau: Ở Đồng Nai, còn có cả con đường được “mệnh danh” con đường trà sữa (đường Nguyễn Ái Quốc, ở TP Biên Hòa), bởi tập trung nhiều thương hiệu trà sữa được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nhưng để cạnh tranh, ngoài vấn đề tấn công khẩu vị người tiêu dùng thì bây giờ không ít quán trà sữa sáng tạo ra vô vàn những chiêu kích thích “thượng đế”. Thí dụ, tại con đường trà sữa ở Đồng Nai có quán “Ghế lười Venbo”, khách sẽ được tận hưởng cảm giác uống trà sữa nằm, bởi Venbo có ghế lười “siêu êm”, bạn trẻ tên Tr. Tr ca ngợi: “Quán Venbo có mấy cái ghế làm em cuồng quá ợ, đến nỗi để quên cái cặp”. Nhưng không phải bạn trẻ nào cũng hài lòng với Venbo. Một bạn trẻ thẳng thắn đánh giá trên trang của “Coffee ghế lười Venbo”: “Riết rồi không biết Venbo là quán cà phê hay hotel nữa. 9 giờ sáng vô nằm la liệt trỏng, nữ nằm đè lên nam ôm ấp rồi ôm hun, thiếu điều muốn… nữa thôi”. Song thế vẫn chưa là gì. Chủ một quán trà sữa ở Bình Thuận nghĩ ra chiêu độc, không nơi nào dám đụng hàng: In hẳn hình đôi trai gái trần như nhộng đang làm “chuyện ấy” trên vỏ hộp, đi kèm cụm từ tiếng Anh viết tắt LOL (Laughing out loud, thay biểu tượng mặt cười trong chat, tin nhắn…, nhưng ở Việt Nam nó lại đang được hiểu theo nghĩa khác). Theo thông tin gom nhặt, chủ quán là một cô gái còn rất trẻ, khi được hỏi về hình ảnh phản cảm trên hộp đựng trà sữa, cô thản nhiên cho rằng: Chẳng làm sao, giới trẻ đa phần thích thế. Cô còn khai: Đã có một số quán làm vậy, cô chỉ chạy theo phong trào để thu hút khách thôi. Người trẻ yêu thích trà sữa thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, ngoài 20 cũng có, đang học cấp 2, cấp 3 cũng có. Trong khi phim ảnh của chúng ta đã bắt đầu dán mác, tình hình các quán trà sữa mọc như nấm sau mưa, chẳng lẽ cũng cần dán nhãn phân loại chúng? Nghe nói trước sức ép của dư luận, quán trà nọ đã phải đổi hình in trên vỏ hộp.

Hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab đã đưa ra xu hướng chi tiêu của nhóm đối tượng sinh năm 1995 trở về sau (còn gọi là thế hệ Z) ở Việt Nam. Theo đó, tính bình quân mỗi tháng, số tiền nhóm đối tượng này dành cho ăn uống gần 13.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của nhiều người, tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, trà sữa luôn nằm trong danh sách những món ăn vặt được giới trẻ yêu thích. Quanh việc chi số tiền tiêu vặt khổng lồ trong một tháng của người trẻ Việt, một nhà nghiên cứu về tâm lí trẻ em đã từng phân tích: Ở các nước khác, số tiền tiêu vặt của các bạn trẻ, dưới 18 tuổi, chỉ là một phần cực nhỏ trong thu nhập của cha mẹ. Trong khi ở nước ta, số tiền tiêu vặt của trẻ lại chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của người lớn. Sự chiều chuộng thái quá hoặc quá thiếu quan tâm tới con cái của người lớn sẽ làm đứa trẻ vô ý thức trong sử dụng tiền. Khi chứng kiến những người trẻ xếp hàng dài chờ đợi mua trà sữa, các bậc phụ huynh có phần hoảng loạn, không hiểu người trẻ hôm nay ra sao. Hoặc khi thấy những hình ảnh dung tục trên vỏ hộp trà sữa, người lớn cuống cuồng lo con mình bị “nhiễm độc”. Nhưng họ quên mất rằng, họ đã góp phần tích cực tạo nên cơn sốt trà sữa linh đình của giới trẻ hiện nay.

An toàn khi uống trà sữa

Nghiện trà sữa cũng có một ưu điểm mà người Việt không để ý, người nước ngoài lại để ý: “Trong khi hút thuốc lá được cho phép tại hầu hết các quán cà phê truyền thống, điều này không phổ biến tại các cửa hàng trà sữa”.

Uống trà sữa có hại cho sức khỏe thế nào? Chúng tôi trao đổi với bác sỹ trẻ Ngô Hùng, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai: “Trà sữa cũng giống như nhiều đồ uống khác, bản thân nó không gây hại cho sức khỏe mà là một thứ đồ uống ngon”. Tuy nhiên bác sỹ nhấn mạnh: “Quan trọng là nguyên liệu làm nó cần đảm bảo. Giống các đồ uống khác, nếu nguyên liệu không đảm bảo hoặc uống quá nhiều sẽ gây ra 2 nhóm. 1. Cấp tính: Nguyên liệu thiu, bị nhiễm vi sinh vật sẽ gây ngộ độc thức ăn như thông thường bao gồm triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Mạn tính: Bản thân trà sữa chứa nhiều chất tạo ngọt và đường nên lạm dụng nhiều về lâu dài cũng có thể gây nguy cơ rối loạn chuyển hóa đường giống như những đồ ngọt khác. Liên quan đến nguyên liệu, phẩm màu làm trà sữa không đảm bảo, không phải màu thực phẩm mà là màu công nghiệp chẳng hạn có nguy cơ gây ung thư (nhưng đến giờ vẫn là lời đồn, chưa có căn cứ”. Bác sỹ Ngô Hùng khuyến cáo bạn trẻ: “Để tránh nguy cơ này thì không nên uống quá nhiều trà sữa, giảm bớt độ ngọt, lựa chọn những cửa hàng và nhãn hiệu uy tín để sử dụng”.

Đào Nguyên